Thế nào là hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là một trong những giao dịch mua bán nhà ở khá phổ biến ở nước ta. Việc mua bán phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Vậy Điều kiện để thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là gì?  Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước hiện nay.

Tìm hiểu về hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

I. Tìm hiểu về hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Nhà ở cũ thuộc sở hữu của nhà nước là nhà ở được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở. Việc mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải được lập thành văn bản và tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Thế nào là hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 về nhà ở thuộc tài sản công như sau:

“1. Nhà ở thuộc tài sản công bao gồm:

a) Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương theo quy định của pháp luật về nhà ở;

b) Nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở nhưng chưa bố trí tái định cư;

c) Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng để bố trí cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;

d) Nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở;”

Theo đó, mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu của nhà nước là là việc mua bán nhà ở được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.

 Điều kiện để thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

2. Điều kiện để thực hiện hợ p đ ồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Theo Điều 69 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định về Đối tượng, điều kiện được mua nhà ở cũ thuộc tài sản công như sau:

“1. Đối tượng được mua nhà ở cũ thuộc tài sản công phải là người đang thực tế sử dụng nhà ở đó theo quy định tại Điều 62 của Nghị định này.

2. Điều kiện để được mua nhà ở cũ thuộc tài sản công bao gồm:

a) Người mua phải có đơn đề nghị mua nhà ở lập theo Mẫu số 03 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơn vị quản lý vận hành nhà ở và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này (bao gồm người đại diện đứng tên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà từ đủ 18 tuổi trở lên); trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;

c) Đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ở theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở (nếu có).

Trường hợp đã sử dụng nhà ở trước thời điểm ký kết hợp đồng thuê nhà ở hoặc có hợp đồng thuê nhà ở mà Nhà nước chưa thu tiền thuê nhà thì người thuê phải nộp truy thu tiền thuê nhà ở theo thời gian thực tế đã sử dụng nhà ở với giá thuê như sau: đối với thời gian sử dụng nhà ở trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thu tiền thuê nhà ở theo quy định tại Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về giá thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương; đối với thời gian sử dụng nhà ở từ sau ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thu tiền thuê nhà ở theo Quyết định số 17/2008/QĐ-TT ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành giá chuẩn cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại, theo quy định của Nghị định này.

3. Điều kiện nhà ở được bán được quy  định như sau:

a) Nhà ở phải không thuộc diện quy định tại Điều 68 của Nghị định này;

b) Nhà ở đang thuê phải thuộc diện được bố trí sử dụng từ trước ngày 19 tháng 01 năm 2007;

c) Đối với nhà ở thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân và thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở theo quy định trước khi bán nhà ở này;

d) Đối với loại nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì nhà ở này phải đảm bảo các điều kiện: khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cơ quan, đơn vị không còn nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở quy định tại điểm này phải chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó quản lý để thực hiện bán theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp nhà ở đang do Bộ Quốc phòng đang quản lý;

đ) Trường hợp nhà ở do cơ quan, đơn vị có quỹ nhà ở tự quản chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận, quản lý hoặc nhà ở tự quản không còn cơ quan, đơn vị quản lý nhưng tại thời điểm tiếp nhận, nhà ở này đã bị phá dỡ, xây dựng lại thì cơ quan quản lý nhà ở vẫn tiếp nhận và căn cứ theo từng trường hợp cụ thể để thực hiện bán cho người đang thuê theo giá bán quy định tại Điều 71 của Nghị định này mà không phải lập thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở.

4. Đối với nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 mà không đủ điều kiện được bán theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này và trường hợp bố trí sử dụng nhà ở kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.”

Theo đó, để mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, người mua, bán phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

3. Có quy định thời hạn nhà ở cũ trong hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước không

Theo Điều 165 Luật Nhà ở 2023 quy định về Giao dịch mua bán nhà ở:

- Việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung theo quy định tại Luật này. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở trong một thời hạn nhất định cho bên mua.

- Các bên mua bán nhà ở thỏa thuận các nội dung sau đây:

  • Thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; quyền và nghĩa vụ của bên mua trong thời hạn sở hữu nhà ở; trách nhiệm đăng ký và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho bên mua.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên mua được quyền bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở trong thời hạn sở hữu nhà ở thì bên mua lại, bên được tặng cho, bên được thừa kế, bên nhận góp vốn chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn được ghi trong Giấy chứng nhận cấp cho bên bán, bên tặng cho, bên để thừa kế, bên góp vốn;

  • Việc bàn giao lại nhà ở và người nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết thời hạn sở hữu;
  • Việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết thời hạn sở hữu và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Thỏa thuận khác.

- Trường hợp giao dịch mua bán nhà ở có thỏa thuận về thời hạn sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ thời hạn sở hữu nhà ở trong Giấy chứng nhận.

Theo đó, việc thỏa thuận thời hạn nhà ở trong hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước 

Có quy định thời hạn nhà ở cũ trong hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước không

III. Một số thắc mắc về hợp  đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

1. Có nên quy định phạt vi phạm trong hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước không

Theo điểm k khoản 1 Điều 46 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định về nội dung chính của hợp đồng trong kinh doanh bất động sản:

- Hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng phải có các nội dung chính sau đây:

  • Phạt vi phạm hợp đồng;

Theo đó, nội dung phạt vi phạm trong hợp đồng mua bán nhà ở cũ là nội dung phải có trong hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.

2. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Căn cứ Điều 163 Luật Nhà ở 2023 có quy định về những nội dung phải có trong hợp đồng về nhà ở bao gồm những nội dung chính sau:

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

  • Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.

Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu; trách nhiệm đóng, mức đóng kinh phí bảo trì và thông tin tài khoản nộp kinh phí bảo trì;

  • Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
  • Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở;
  • Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê mua, cho thuê, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; thời hạn sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Trường hợp thuê mua nhà ở thì phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên về việc sửa chữa hư hỏng của nhà ở trong quá trình thuê mua;
  • Cam kết của các bên;
  • Thỏa thuận khác;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
  • Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Do đó, khi soạn thảo hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước cần phải chú ý các nội dung cần có trong hợp đồng như trên. 

Hợp đồng mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được ký kết giữa những ai?

3. Hợp đồng mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được ký kết giữa những ai?

Theo khoản 3 Điều 126 Luật nhà ở 2023 quy định về Thẩm quyền ký kết hợp đồng thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công được quy định như sau:

  • Trường hợp thuê mua, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân hoặc mua bán nhà ở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này thì hợp đồng được ký kết giữa bên thuê mua, bên mua với cơ quan được giao quản lý nhà ở;
  • Trường hợp thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư thì hợp đồng được ký kết giữa người được tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư;
  • Trường hợp thuê nhà ở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này, nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thì hợp đồng được ký kết giữa bên thuê với cơ quan được giao quản lý nhà ở hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở đó;
  • Trường hợp là học sinh, sinh viên thì hợp đồng thuê được ký kết giữa bên thuê với cơ sở giáo dục hoặc cơ quan được giao quản lý nhà ở.

4. Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bị vô hiệu trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 117, Điều 122 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý  liên quan hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan