Bản quyền tên doanh nghiệp là cách thức bảo vệ chặt chẽ tên doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp mong muốn thực hiện. Hoạt động này không phải là thủ tục bắt buộc đối với tên doanh nghiệp nhưng lại là cơ sở bảo đảm đối với quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh. Thông qua bài viết này, NPLaw xin cung cấp cho Quý độc giả các thông tin pháp lý cơ bản về bản quyền tên doanh nghiệp.
Khoản 3 Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định như sau: “3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 91 của Nghị định này”. Theo đó, trường hợp bảo hộ tên doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc các chủ thể xã hội có thể làm những việc pháp luật không cấm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện đăng ký bản quyền tên doanh nghiệp nhằm bảo hộ chắc chắn hơn tên doanh nghiệp của mình và theo các nhu cầu riêng khác của doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp hay tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Bản quyền tên doanh nghiệp là một trong các yếu tố của bản quyền sở hữu công nghiệp, mà cụ thể là bảo hộ tên thương mại.
Bản quyền tên doanh nghiệp xác định tên doanh nghiệp đó đã được pháp luật bảo hộ về sở hữu trí tuệ trong phạm vi và thời hạn nhất định. Không một chủ thể nào có quyền xâm phạm đến quyền được bảo hộ tên doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Trên cơ sở tên thương mại là một yếu tố sở hữu công nghiệp, và tên doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký, có thể hiểu cơ quan có thẩm quyền cho phép việc đăng ký bản quyền tên doanh nghiệp là cơ quan đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tức Cục Sở hữu trí tuệ tại địa điểm tương ứng.
Khoản 3 Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định như sau: “3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 91 của Nghị định này”. Theo đó, bảo hộ tên doanh nghiệp được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng, không bắt buộc phải đăng ký.
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ bản quyền tên doanh nghiệp, trên cơ sở tên thương mại là một yếu tố sở hữu công nghiệp, do đó có thể áp dụng thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp để bảo hệ tên doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã sửa đổi, bổ sung.
Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Bước 3: Cơ quan quản lý nhà nước thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Căn cứ Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại như sau:
“Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại”.
Theo đó, đối tượng không được bảo hộ khi đăng ký bản quyền tên doanh nghiệp là tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 44/2023/TT-BTC như sau: “Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp”. Như vậy, lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu được quy định chi tiết theo biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm Thông tư 263/2016/TT-BKHCN đã sửa đổi bổ sung, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 75.000 VND.
- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 60.000 VND.
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 90.000VND/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký: 275.000VND/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: 350.000 VND.
Tuy nhiên, quy định tại Thông tư 44/2023/TT-BTC nêu trên sẽ hết hiệu lực từ sau ngày 31/12/2023. Như vậy, tổng chi phí đăng ký bản quyền tên doanh nghiệp không được quy định cụ thể một mức cố định nhưng đã được liệt kê theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:
“1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp…
3. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi văn bản đề nghị đến Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp. Kèm theo văn bản đề nghị của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
b) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp người yêu cầu là người được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp không báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp.
6. Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo kết quả xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết Điều này”.
Như vậy, việc công ty khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký của công ty khác làm tên doanh nghiệp là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và sẽ bị Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp và xử lý vi phạm hành chính tương ứng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn