Hợp đồng thầu là một nội dung quan trọng cần có giữa nhà thầu với chủ đầu tư trong quá trình đấu thầu. Bằng bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc một số nội dung pháp lý cần thiết về hợp đồng thầu.
Hợp đồng thầu có vai trò quan trọng trong quá trình đấu thầu, có thể kể đến những vai trò nổi bật như:
- Xác định rõ ràng phạm vi công việc, quy định về chất lượng, tiến độ và chi phí cũng như các nội dung khác liên quan đến hoạt động thực hiện dự án.
- Phân chia rủi ro giữa các bên, giúp bảo vệ quyền lợi của cả hai bên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng.
- Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. …
Hiện nay, không có một quy định cụ thể nào giải thích pháp lý đối với khái niệm “hợp đồng thầu”. Tuy nhiên, về bản chất, căn cứ các quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành, có thể hiểu hợp đồng thầu là một văn bản pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đấu thầu. Nó không chỉ là kết quả cuối cùng của một cuộc đấu thầu mà còn là cơ sở pháp lý để thực hiện dự án, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Theo quy định tại Điều 67 Luật Đấu thầu 2023, hợp đồng thầu hay hợp đồng với nhà thầu được ký sau khi chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu thực hiện dự án.
Theo Điều 66 Luật Đấu thầu 2023 thì các điều kiện ký kết hợp đồng với nhà thầu như sau:
- Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực. Đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung, tại thời điểm ký kết, thỏa thuận khung còn hiệu lực.
- Tại thời điểm ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.
Như vậy, hợp đồng thầu được ký khi lựa chọn được nhà thầu và nhà thầu đã đảm bảo đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật.
Số lượng hợp đồng thầu phụ trong một hợp đồng thầu chính được quy định tại khoản 1, Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:
…”
Như vậy, một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 3, Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP như sau:
“Về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng phải phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và đảm bảo các nguyên tắc sau:
2. Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
...”
Như vậy, hợp đồng thầu phụ phải thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện với hợp đồng thầu chính đã ký.
Căn cứ quy định tại Điều 105 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau: “Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), kết quả hoàn thiện hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành”.
Theo quy định tại Điều 64 Luật Đấu thầu năm 2023, các loại hợp đồng thầu bao gồm:
- Hợp đồng trọn gói;
- Hợp đồng theo đơn giá cố định;
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
- Hợp đồng theo thời gian;
- Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
- Hợp đồng theo kết quả đầu ra;
- Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm;
- Hợp đồng hỗn hợp.
Trong đó, trên thực tế, các loại hợp đồng thầu phổ biến bao gồm hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng hỗn hợp.
Căn cứ quy định chung về nội dung hợp đồng tại pháp luật dân sự, pháp luật thương mại và quy định về nội dung cơ bản trong từng loại hợp đồng thầu tại Điều 64 Luật Đấu thầu 2023, một số nội dung cơ bản trong hợp đồng thầu bao gồm:
Các bên tham gia: Chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan khác (nếu có);
Phạm vi công việc: Mô tả chi tiết các công việc mà nhà thầu phải thực hiện;
Chất lượng công việc: Các tiêu chuẩn về chất lượng dự án, tiêu chuẩn đánh giá …;Tiến độ thực hiện;
Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
Điều kiện thanh toán: Các điều kiện thanh toán cho nhà thầu;
Trách nhiệm của các bên: Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu;
Điều khoản xử lý tranh chấp: Cách thức giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra;
Điều khoản chấm dứt hợp đồng: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý.
Căn cứ theo khoản 23, Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn chủ đầu tư xử lý trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu như sau:
- Chủ đầu tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó; nhà thầu vi phạm hợp đồng bị coi là không hoàn thành hợp đồng.
…
- Trường hợp việc thực hiện hợp đồng chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu thì không được phép chấm dứt hợp đồng để thay thế nhà thầu khác.
Như vậy, nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì chủ đầu tư có thể chấm dứt hợp đồng đối với nhà thầu.
Theo quy định tại Điều 64 Luật Đấu thầu 2023, hợp đồng thầu bao gồm hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói và các loại hợp đồng khác:
“1. Hợp đồng trọn gói:
a) Hợp đồng trọn gói được áp dụng đối với gói thầu mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu, phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật, thời gian thực hiện gói thầu được xác định rõ, ít có khả năng thay đổi về khối lượng, yêu cầu kỹ thuật, các điều kiện không lường trước được; gói thầu chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá nhưng các bên tham gia hợp đồng xác định được khả năng quản lý rủi ro, quản lý thay đổi phát sinh hoặc xác định được các tính chất, đặc điểm của sản phẩm đầu ra, bao gồm cả hợp đồng EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay; …
2. Hợp đồng theo đơn giá cố định:
a) Hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng đối với gói thầu mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu bản chất công việc đã xác định được rõ ràng nhưng chưa xác định được chính xác số lượng, khối lượng công việc thực tế phải hoàn thành. Giá hợp đồng ban đầu dựa trên số lượng, khối lượng công việc, đơn giá cố định theo hợp đồng và chi phí dự phòng cho số lượng, khối lượng công việc có thể phát sinh được xác định theo quy định của pháp luật;
...”
Do đó, tùy thuộc trường hợp và đặc điểm của nhà thầu, đặc điểm của dự án, chủ đầu tư có thể lựa chọn hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc hợp đồng trọn gói mà không bắt buộc một trong hai loại hợp đồng nêu trên.
Căn cứ vào Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau: “24. Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định”. Tuy nhiên, văn bản này hiện đã hết hiệu lực thi hành và Luật Đấu thầu 2023 đã loại bỏ nội dung giải thích về gói thầu quy mô nhỏ.
Theo đó, quy định pháp luật hiện hành quy định chung về hợp đồng thầu với gói thầu quy mô nhỏ tương tự với các loại gói thầu khác theo Luật Đấu thầu 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến hợp đồng thầu của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về hợp đồng thầu. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thủ tục pháp lý của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh
Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng Luật NPLaw
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 419 996
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn