Thứ tự thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

Khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, việc thanh toán các khoản nợ trở thành một vấn đề pháp lý quan trọng và phức tạp. Các chủ nợ, người lao động, và các bên liên quan đều cần hiểu rõ thứ tự ưu tiên trong việc phân chia tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của mình. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để tìm hiểu thêm về thứ tự thanh toán khoản nợ.

I. Tìm hiểu về thứ tự thanh toán khoản nợ

1. Thứ tự thanh toán khoản nợ được hiểu như thế nào?

Thứ tự thanh toán khoản nợ là nguyên tắc ưu tiên khi giải quyết nghĩa vụ tài chính giữa các bên liên quan. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp một cá nhân hoặc tổ chức có nhiều khoản nợ và không đủ tài sản hoặc khả năng để thanh toán toàn bộ. Đây là cơ chế nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, người lao động và Nhà nước, đồng thời tránh tranh chấp không đáng có. Thứ tự thanh toán khoản nợ trong từng trường hợp cụ thể được xác định dựa trên các quy định tại Bộ luật dân sự, Luật phá sản, Luật Doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.

2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự thanh toán khoản nợ như thế nào?

Theo Điều 308 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền”.

Như vậy, thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ được xác định và thực hiện theo quy định trên.

II. Quy định pháp luật về thứ tự thanh toán khoản nợ

1. Vấn đề quy định về thứ tự thanh toán khoản nợ

Trong từng trường hợp cụ thể, việc thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính được thực hiện hiện theo quy định pháp luật chuyên ngành. Thứ tự thanh toán khoản nợ được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, bao gồm:

  • Bộ luật Dân sự 2015: Điều chỉnh nguyên tắc thanh toán nghĩa vụ tài sản trong các giao dịch dân sự.
  • Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định thứ tự thanh toán trong trường hợp giải thể doanh nghiệp.
  • Luật Phá sản 2014: Xác định thứ tự thanh toán trong quá trình xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản.

2. Khi nào không cần thực hiện theo thứ tự thanh toán khoản nợ

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 là: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.

Theo đó, trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận về việc không cần thực hiện theo thứ tự thanh toán khoản nợ, nghĩa vụ tài chính thì bên có nghĩa vụ có thể không cần thanh toán theo thứ tự luật định.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến thứ tự thanh toán khoản nợ

1. Thứ tự thanh toán các khoản nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020, khi giải thể doanh nghiệp thì các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác;

Như vậy, khi giải thể, các khoản nợ của doanh nghiệp được được thanh toán theo thứ tự ưu tiên nêu trên. 

2. Trường hợp tranh chấp về thứ tự thanh toán khoản nợ thì giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp các bên có tranh chấp về thứ tự thanh toán khoản nợ, các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua các phương thức sau:

  • Hòa giải, thương lượng: Đây là phương thức ưu tiên nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và duy trì mối quan hệ hợp tác.
  • Khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài có thẩm quyền: Trong trường hợp tranh chấp phức tạp hoặc không đạt được thỏa thuận, vụ việc sẽ được giải quyết tại cơ quan tài phán có thẩm quyền.

Việc giải quyết tranh chấp về thứ tự thanh toán khoản nợ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật và các quy định hiện hành. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên liên quan nên tham khảo ý kiến của luật sư hoặc chuyên gia pháp lý.

3. Không thứ tự thanh toán khoản nợ bị xử lý như thế nào?

Khi doanh nghiệp không tuân thủ đúng thứ tự thanh toán khoản nợ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các bên liên quan bởi hành vi thanh toán không đúng thứ tự khoản nợ của doanh nghiệp gây ra đối với các chủ nợ, các bên liên quan theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Ngoài ra, tùy vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo các quy định của pháp luật hiện hành, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn. 

IV. Dịch vụ tư vấn và giải quyết những vấn đề thứ tự thanh toán khoản nợ

Trên đây là bài viết của NPLaw về thứ tự thanh toán khoản nợ hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan