Trong những trường hợp vận chuyển thông qua đường biển, các tàu thuyền cần ra vào cảng thường xuyên. Tuy nhiên, đối với cảng biển, không phải các phương tiện có thể ra vào một cách tự do. Đó chính là lý do vì sao Quý Khách hàng cần lưu ý về Giấy phép rời cảng.
Giấy phép rời cảng là gì và thủ tục đề nghị cấp như thế nào? Pháp luật còn có những quy định gì về loại Giấy phép này? Quý khách hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Giấy phép rời cảng (tên đầy đủ là Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ) là văn bản do Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi tàu, thuyền rời cảng cuối cùng cấp. Giấy phép này cho phép phương tiện đường thủy khởi hành từ một cảng biển.
Giấy phép bao gồm một số nội dung chính như sau: thông tin cơ bản về phương tiện như tên tàu, số hiệu, dung tích toàn phần,...; thông tin về thuyền trưởng; số lượng thuyền viên; thông tin về hàng hóa; thời gian rời cảng; cảng đến tiếp theo; ngày cấp Giấy phép; xác nhận của người cấp Giấy phép;...
Giấy phép rời cảng được cấp cho các phương tiện ra vào cảng như tàu, thuyền, thủy phi cơ,... Các phương tiện này có thể vận tải hàng hóa, vận tải hành khách,... Do đó, nói chung các phương tiện đường thủy di chuyển từ cảng này sang cảng khác hoặc chạy thử từ vùng nước cảng biển này sang vùng nước cảng biển khác.
Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép rời cảng được thực hiện theo các nội dung sau đây:
Hồ sơ xin cấp Giấy phép rời cảng bao gồm một số tài liệu như sau:
- Giấy tờ phải nộp: danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách);
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hoặc phiếu xuất hàng hóa;
+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện nếu có thay đổi so với khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa.
Đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa khi hạ thủy để hoạt động, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải xuất trình cho Cảng vụ các giấy tờ sau:
- Biên bản kiểm tra xác nhận phương tiện đủ điều kiện để hoạt động của Cơ quan Đăng kiểm;
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thủy phương tiện do chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện lập.
- Thủ tục xin cấp Giấy phép rời cảng được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu được cấp Giấy phép rời cảng chuẩn bị và nộp hồ sơ, xuất trình các giấy tờ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
Bước 2: Trước khi phương tiện, thủy phi cơ rời cảng, người làm thủ tục thông báo về phương tiện (số đăng ký), thời gian sẽ rời cảng, loại hàng hóa hoặc số lượng hành khách cho cơ quan có thẩm quyền. Phương tiện, thủy phi cơ chỉ được rời cảng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý trong thời gian 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, trừ tàu biển và phương tiện thủy nước ngoài.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục: Cảng vụ Đường thủy nội địa.
- Thời hạn giải quyết: 30 phút;
- Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã), tổ chức nước ngoài, hợp tác xã.
- Kết quả nhận được: Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ.
Xoay quanh vấn đề về Giấy phép rời cảng có một số câu hỏi được NPLaw giải đáp như sau:
Đối với hành vi rời cảng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép rời cảng cuối cùng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt thấp nhất là 5.000.000 đồng và cao nhất là 80.000.000 đồng tùy thuộc vào dung tích của tàu thuyền. Dung tích tàu thuyền được xác định với các mức bao gồm: 200 GT, 500 GT và 3000 GT.
Trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa vào cảng, bến thủy nội địa có Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, mà trong giấy phép ghi nơi đến là cảng, bến thủy nội địa khác thì Cảng vụ làm thủ tục cho phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa và yêu cầu người làm thủ tục trình bày lý do thay đổi kế hoạch vận tải của phương tiện.
Khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa chưa xác định được cảng, bến thủy nội địa đến, thì Cảng vụ ghi nơi đến (dự kiến) do người làm thủ tục đề xuất trong giấy phép rời cảng, bến.
Tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT rời cảng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép rời cảng cuối cùng sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Giấy phép rời cảng ngoài được cấp trực tiếp thì sẽ được cấp trực tuyến khi cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đề nghị cấp thông qua hình thức trực tuyến. Giấy phép rời cảng điện tử là giấy phép do Cảng vụ hàng hải cấp cho người làm thủ tục dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử sau khi đã hoàn thành thủ tục điện tử cho tàu thuyền rời cảng. Giấy phép rời cảng điện tử có mã số để tra cứu và có giá trị pháp lý thay thế giấy phép rời cảng dạng giấy.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) hiện có cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục đề nghị cấp Giấy phép rời cảng. Quý Khách hàng có mong muốn được cấp Giấy phép trên vui lòng liên hệ với NPLaw để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn về các thủ tục. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, NPLaw hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín đến với Quý Khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn