THỦ TỤC ĐÒI NỢ DOANH NGHIỆP

Hiện nay do ảnh hưởng bởi Đại dịch Covid 19, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phải tạm dừng hoạt động, hoặc buộc phải hoạt động trong khuôn khổ do Nhà nước quy định. Từ đó ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần, phá sản. Nhiều cá nhân, đơn vị cho các doanh nghiệp vay vốn cũng bị ảnh hưởng, không thu hồi được các khoản nợ cho vay. Vậy thủ tục đòi nợ doanh nghiệp như thế nào? Bài viết này thông tin đến đọc giả các vấn đề pháp lý cũng như các thủ tục liên quan đến việc đòi nợ doanh nghiệp.

I. Quy định cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đòi nợ doanh nghiệp

1. Quy định về lãi suất theo Bộ luật dân sự năm 2015

 Lãi suất tiền vay được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng vay giữa hai bên.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. 

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất là bao nhiêu và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định ở trên tại thời điểm trả nợ.

Quy định cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đòi nợ doanh nghiệp

2. Quy định về tiền, tài sản theo hợp đồng vay

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tài sản cho vay có thể là tiền, vàng hay các tài sản khác.

II. Các hình thức đòi nợ doanh nghiệp thường gặp

  • Tiến hành thỏa thuận, đàm phán lại với doanh nghiệp về phương thức, cách thức, thời gian trả nợ
  • Giải quyết thông qua phương thức Trọng tài thương mại nếu các bên có thỏa thuận
  • Giải quyết bằng phương thức khởi kiện tại Tòa án

III. Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

  • Đơn khởi kiện
  • Hợp đồng vay hoặc các giấy tờ thể hiện việc vay mượn
  • Bản sao CMND và hộ khẩu photo công chứng
  • Giấy xác nhận nơi cư trú của bên vay
  • Các giấy tờ tài liệu có liên quan khác

* Tiến hành nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú

* Nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án

*Sau khi tòa án thụ lý vụ án, tham gia quá trình tố tụng giải quyết vụ việc theo yêu cầu của Tòa án

Các hình thức đòi nợ doanh nghiệp thường gặp

Đòi nợ doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp phá sản

Trong trường hợp này chủ nợ muốn đòi nợ khi doanh nghiệp phá sản thì phải có tên trong danh sách chủ nợ của doanh nghiệp bị phá sản. Nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả hết các khoản nợ thì theo quy định chủ nợ sẽ được thanh toán khoản nợ theo tỉ lệ tương ứng. Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự ưu tiên thanh toán nợ quy định tại Luật phá sản. 

IV. Những cách đòi nợ trái pháp luật cần tránh

  • Thuê đối tượng thực hiện những hành vi hù dọa gây sức ép cho con nợ như tạt sơn, đe dọa dùng vũ lực…
  • Tự ý chiếm đoạt tài sản của con nợ để gán nợ, việc làm này là vi phạm pháp luật

Những cách đòi nợ trái pháp luật cần tránh

Những hành vi kể trên là vi phạm pháp luật, tùy từng mức độ vi phạm những người thực hiện các hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là các thông tin pháp lý và các vấn đề liên quan đến thủ tục đòi nợ doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể hơn nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình, khách hàng có thể liên hệ ngay với NPLaw. Với đội ngũ Luật sư có nhiều kinh nghiệm NPLaw sẽ giúp Khách hàng giải quyết nhanh chóng vụ việc, đảm bảo quyền lợi của Khách hàng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan