Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay thị trường cạnh tranh khốc liệt, các điều kiện kinh doanh thay đổi. Vì vậy, có doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, nhưng một doanh nghiệp bị phá sản cũng không phải chuyện hiếm gặp. Để có thể tuyên bố một doanh nghiệp đã bị phá sản, doanh nghiệp phải trải qua các thủ tục pháp lý. Trong bài viết này, NPlaw sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu rõ về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp
Theo quy định Luật Phá sản 2014, phá sản Doanh nghiệp là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.Thủ tục phá sản là một thủ tục về pháp lý nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu kết quả giải quyết không thể đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tòa án) sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Giải quyết phá sản mang lại ý nghĩa nhất định đối với Doanh nghiệp. Ở nhiều trường hợp, thủ tục phá sản thể mở ra cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh cho con nợ, ngược lại cũng có thể chấm dứt sự tồn tại pháp lý của con nợ bị phá sản. Thủ tục phá sản được nhà nước ghi nhận để bảo vệ lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Đó là bảo vệ một cách hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ; bảo vệ lợi ích của người mắc nợ, tạo cơ hội để người mắc nợ rút khỏi thương trường một cách trật tự và để góp phần bảo vệ lợi ích của người lao động.
Cơ sở pháp lý dùng để điều chỉnh trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp:
Theo cách hiểu về phá sản trong Luật Phá sản 2014 phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Vì vậy, điều kiện để tiến hành thủ tục phá sản, doanh doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:
Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Có hai phương thức để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng...
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ.
Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Thanh lý tài sản phá sản;
Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Căn cứ theo Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP quy định cụ thể về tài sản ở nước ngoài và vụ việc phá sản có tính chất phức tạp thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:
Như vậy, từ những căn cứ pháp lý nêu trên, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện đều có thẩm quyền giải quyết phá sản tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Khi cần thực hiện liên quan đến thủ tục phá sản trong Doanh nghiệp, quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến NPlaw để được cung cấp thêm những thông tin hữu ích, giúp cho thủ tục được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. NPLaw luôn sẵn sàng hỗ trợ, tận tình giải đáp các thắc mắc khách hàng khi có nhu cầu liên quan đến vấn đề phá sản trong doanh nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn