Trong nhiều năm qua, sự phát triển của ngành xuất khẩu hàng hóa ngày càng tăng cao. Vậy Thế nào là hàng hóa xuất khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan của hàng hóa xuất khẩu tại chỗ như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về hàng hóa xuất khẩu tại chỗ trong bài viết dưới đây.
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định pháp luật, Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp nội địa phải nộp thuế đối với sản phẩm sản xuất khi xuất khẩu tại chỗ cũng như đối với trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài, từ khu phi thuế quan thì được miễn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
Căn cứ khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
- Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
- Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
- Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Theo khoản 5 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ như sau:
- Trách nhiệm của người xuất khẩu:
- Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu:
Căn cứ khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
- Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
- Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
- Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Theo đó, khi thực hiện xuất hàng hóa tại chỗ, bắt buộc phải có Giấy phép xuất khẩu theo quy định.
Theo khoản 2 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa tại chỗ như sau:
Theo đó, Chi cục Hải quan là cơ quan có thẩm quyền cho phép hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
Theo điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về những hàng hóa được áp dụng mức thuế suất 0% như sau:
“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
…
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng mức thuế suất là 0%.
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Theo khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định: “g) Sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu. Người xuất khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ và kê khai nộp thuế xuất khẩu theo mức thuế suất và trị giá của sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ”.
Theo đó, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ vẫn thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu theo quy định pháp luật.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về hàng hóa xuất khẩu tại chỗ uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về hàng hóa xuất khẩu tại chỗ. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về hàng hóa xuất khẩu tại chỗ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn