Thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu bao gồm tất cả các công việc mà người khai báo hải quan và cơ quan hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa và phương tiện vận tải khi xuất khẩu.
Đối với doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu hàng hóa thì trước khi thực hiện thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp phải mua chữ ký số, đăng ký chữ ký số với Tổng cục Hải quan Việt Nam, tải và cài đặt phần mềm khai báo hải quan điện tử.
Tờ khai hải quan xuất khẩu bao gồm các thông tin cần khai báo sau:
Thông thường, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm các chứng từ sau đây:
Ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu là dấu hiệu dạng chữ viết, hình vẽ, con số hoặc dấu hiệu khác được thể hiện trên chính hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa để dễ nhận biết, xác định hàng hóa trong quá trình bốc xếp, giao nhận, vận chuyển hàng hóa.
Ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu thường bao gồm: tên hàng, tên cảng bốc hàng, tên cảng dỡ hàng, số hiệu kiện hàng, trọng lượng, khối lượng, tên của công ty xuất khẩu, …
Trong thực tiễn giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu gồm:
Quy trình thông quan trong thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu bao gồm các bước sau đây:
Bước 1. Chuẩn bị chứng từ hải quan
Bước 2. Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
Bước 3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trước khi cấp tờ khai, hệ thống sẽ kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện đăng ký tờ khai (như doanh nghiệp bị tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản, có nợ quá thời hạn 90 ngày, …)
Bước 4. Phân luồng tờ khai
Sau khi khai báo và đăng ký xong tờ khai xuất khẩu, hệ thống sẽ trả kết quả phân luồng tờ khai. Cán bộ hải quan sẽ phân tờ khai thành các luồng xanh, vàng, đỏ như sau:
Bước 5. Thông quan và thanh lý tờ khai
Hàng hóa thường không do bên xuất khẩu và bên nhập khẩu vận chuyển mà các bên thường thuê dịch vụ vận chuyển của bên thứ ba. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, việc mua bảo hiểm cho hàng hóa trong thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu là quan trọng và cần thiết.
Mặc khác, việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng đường biển. Tuy nhiên, vận tải hàng hóa bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro có thể gây tổn thất cho hàng hoá như thiên tai, mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, …. Vì vậy, việc tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là cần thiết.
Các loại bảo hiểm trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm: Bảo hiểm đường bộ, bảo hiểm đường sắt, bảo hiểm đường hàng hải, bảo hiểm đường hàng không.
Ngày 09/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2022.
Theo các Nghị định này, việc ghi nhãn của hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu. Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nhà xuất khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Số định danh hàng hóa (Unique Consignment Reference – UCR): Là số tham chiếu để sử dụng và cung cấp cho cơ quan hải quan tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Số UCR phải là số duy nhất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, được cấp cho từng lô hàng và được khởi tạo sớm nhất có thể trong giao dịch quốc tế. Mã số định danh hàng hóa giúp theo dõi toàn bộ lịch sử của một lô hàng.
Để lấy số định danh trên dịch vụ công trực tuyến, người khai hải quan thực hiện các bước như sau:
Các hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc trong những năm gần đây gồm: Gạo, cà phê, trà (chè), cao su, hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, trái cây (thanh long, vải thiều, chuối, mít, dưa hấu, nhãn, xoài, chôm chôm, măng cụt), thủy hải sản (tôm đông lạnh, cua, ghẹ, bạch tuộc, cá tra, cá basa).
Hàng hóa muốn được xuất khẩu sang Trung Quốc phải đảm bảo các tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng nghiêm ngặt của họ.
Ngoài ra, sản phẩm nông sản, thủy hải sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc còn phải chịu sự quản lý về hạn ngạch nhập khẩu do Bộ Thương mại và Ủy ban Phát triển Cải cách quốc gia Trung Quốc quy định.
Ngoài các thủ tục chung, thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ còn bao gồm các bước sau:
1/ Kê khai hải quan tự động (Automatic Manifest System – AMS)
Thông tin của lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được kê khai cho Hải quan của Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ. Nhà xuất khẩu có trách nhiệm kê khai thông tin này ngay tại cảng xếp hàng.
2/ Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (Import Security Filing – ISF)
Thủ tục này yêu cầu nhà nhập khẩu ở Mỹ phải cung cấp thêm các thông tin khác như thông tin nhà sản xuất, thông tin của nhà nhập khẩu, mã số hàng hóa và nhà vận tải đóng hàng vào container. Thông tin này cũng phải được kê khai cho Hải quan của Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ.
3/ Soi container (X-ray).
Hải quan Mỹ sẽ áp dụng biện pháp soi container đối với những lô hàng nào mà họ nghi ngờ về an ninh hoặc trong trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên. Việc soi container này có thể diễn ra ở cảng chuyển tải hoặc ở cảng đích tại Mỹ.
Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát gắt gao về chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, … của Nhật Bản như GAP, HACCP, JAS hoặc JIS đối với hàng công nghiệp. Trước khi hàng hóa được xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua một hệ thống thông tin điện tử do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý.
Việc xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản tuân thủ các quy định trong các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…
Khi xuất khẩu hàng hóa, nhà xuất khẩu phải đảm bảo hàng hóa đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của nước nhập khẩu và nhà nhập khẩu.
Các tiêu chuẩn hàng hóa thường gặp khi xuất khẩu bao gồm:
a/ Mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật
Các website cung cấp thông tin về quy định an toàn thực phẩm ở cấp độ quốc tế gồm:
Tại Hoa Kỳ, thông tin chi tiết về các yêu cầu và mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật có thể được tra cứu tại website:
Tại các nước trong Cộng đồng chung Châu Âu, thông tin chi tiết về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép và thủ tục nhập khẩu có thể được tìm thấy trên các website:
Tại Nhật Bản, thông tin các quy định về an toàn thực phẩm có thể được tìm thấy trên website: www.mhlw.go.jp/english/topics.foodsafety/index.html
b/ Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Thông tin về các quốc gia và tổ chức yêu cầu về HACCP, GHPs và GAPs trong sản xuất thực phẩm có thể được tìm thấy ở các website sau:
Tại Mỹ, Luật Khủng bố sinh học đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải đăng ký và thông báo với Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) trước khi xuất khẩu hàng hóa đến Mỹ. Nhà xuất khẩu có thể tham khảo thêm thông tin trên website:
Tại các quốc gia thuộc Cộng đồng chung Châu Âu, các nhà sản xuất có thể tham khảo thông tin về truy xuất nguồn gốc xuất xứ tại các website:
Tại Mỹ, nhà xuất khẩu có thể tra cứu thông tin hệ thống kiểm dịch trên website: www.aphis.usda.gov/ppq/permits
Tại các quốc gia thuộc Cộng đồng chung Châu Âu, để có thông tin các quy định về sức khỏe thực vật, nhà xuất khẩu có thể tra cứu trên website: www.ippc.int/IPP/En/nppo.jsp; để có thông tin các quy định về kiểm dịch thực vật của ủy ban Châu Âu, truy cập vào website:
www.europa.eu.int/eur-lex/en/consleg/pdf/2000/en_2000L0029_do_ 001.pdf
Tại Nhật Bản, nhà xuất khẩu có thể tra cứu các quy định về kiểm dịch thực vật trên các website:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn