THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN DÀNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Công nghệ số phát triển, vì vậy những thành tựu khoa học công nghệ cũng được đưa vào cuộc sống hằng ngày. Trong đó, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đang chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Không thể không kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của nó áp dụng vào cuộc sống. Bài viết dưới đây, chúng ta cùng NPLaw tìm hiểu về Thủ tục, hồ sơ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin dành cho nhà đầu tư nước ngoài.

I. Thực trạng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam

  Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam, nguyên nhân là do chính sách của Chính phủ Việt Nam đưa ra trong việc hỗ trợ khởi nghiệp, tạo dựng phong trào khởi nghiệp từ các doanh nghiệp trẻ đã có tác dụng lan tỏa tới cộng đồng đầu tư quốc tế. Mặt khác, ảnh hưởng của đại dịch Covid đã thúc đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số. Trong đó, thương mại điện tử, đi kèm với sự phát triển của các ứng dụng trung gian thanh toán đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư về lĩnh vực công nghệ thông tin.

Thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con ngườiTuy vậy, cũng có nhiều mặt hạn chế từ hoạt động đầu tư lĩnh vực công nghệ. Các hạn chế có thể kể đến là các công ty công nghệ ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thành hình, phần nhiều vẫn còn ở hình thức các công ty khởi nghiệp. Nhiều công ty có thể có ý tưởng sản phẩm công nghệ tốt, nhưng chưa thể phát triển thành các doanh nghiệp hoạt động quy mô bài bản, có nền tảng, bởi còn hạn chế về năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, cũng như năng lực tài chính chưa đủ mạnh.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp kịp thời để cải thiện và phát triển doanh nghiệp mình. Có thể đưa ra một số giải pháp như: hiện thực hóa những mục tiêu phát triển; doanh nghiệp thực hiện những ý tưởng công nghệ sáng tạo và thực tế; doanh nghiệp có sự phát triển, định hình rõ ràng; thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

II. Quy định pháp luật về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin

1. Điều kiện cho người nước ngoài kinh doanh dịch vụ phần mềm tại Việt Nam

  Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận về dịch vụ trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ. Theo đó, dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan khác (CPC 841-845, CPC 849) không bị hạn chế cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài. Về sự hạn chế tiếp cận thị trường: “Trong vòng 2 năm kể từ ngày gia nhập WTO, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập chi nhánh”.

2. Các cách thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phần mềm tại Việt Nam

Cách 1: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm có vốn nước ngoài

Bước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

    Trước khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thì nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo hướng dẫn tại Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương và hộ chiếu của người quản lý vốn (nếu là tổ chức);

+ Đề xuất dự án đầu tư;

+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Đề xuất dự án đầu tư 

 - Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

 - Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Giấy ủy quyền (nếu có).

- Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

- Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

   Bước 2: Hoàn tất thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phần mềm như đã nêu ở trên.

Các thủ tục, hồ sơ cần phải được thực hiện một cách đầy đủ theo quy định pháp luậtCách 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh dịch vụ phần mềm

Trường hợp 1: Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không làm nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật đầu tư. Khi đó nhà đầu tư chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 66 NĐ 31/2021/NĐ-CP

* Trường hợp 2: Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật đầu tư. Khi đó, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

* Theo đó, hồ sơ thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

   +) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; 

+) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

+) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;

+) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

3. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm có vốn nước ngoài

   Tùy vào loại hình công ty được thành lập mà hồ sơ sẽ có những thành phần khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, một bộ hồ sơ thành lập công ty hoàn chỉnh gồm: 

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

+ Điều lệ công ty;

+ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);

+ Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;

+ Giấy ủy quyền (nếu có);

- Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

4. Hồ sơ Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh dịch vụ phần mềm

- Hồ sơ bao gồm (khoản 2 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP) hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp 

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

+ Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

+ Giấy ủy quyền (nếu có).

- Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

- Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

III. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin

1. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập những loại hình công ty nào để kinh doanh dịch vụ phần mềm tại Việt Nam?

   Theo quy định về thành lập tổ chức kinh tế đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Điểm b, Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 như sau:

- Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020;

- Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  Theo đó, đối với nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là tổ chức nước ngoài thì khi đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế (tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020). Đồng thời theo quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Điều 20, 21 và 22 Luật Doanh nghiệp 2020 đối với các loại hình sau công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì đã có quy định cụ thể trong hồ sơ thành lập phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Do vậy, nếu tổ chức nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam có thể thành lập doanh nghiệp với loại hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

2. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu bao nhiêu% vốn trong công ty để kinh doanh dịch vụ phần mềm?

- Về tỷ lệ góp vốn: Theo Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO, nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch của Quốc gia là thành viên WTO có thể tham gia hoạt động đầu tư cung cấp các dịch vụ liên quan đến máy tính bao gồm các hoạt động như phát triển phần mềm, sản xuất phần mềm, tư vấn máy tính v.v. Trong đó, mức vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế. Đây là lĩnh vực dịch vụ được nhà nước Việt Nam khuyến khích đầu tư cùng với một số chính sách ưu đãi về thuế. Như vậy nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty phần mềm.

- Trường hợp góp vốn dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên 51%, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn.

IV.  Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin

Nếu bạn vẫn còn bất cứ nội dung thắc mắc về bài viết hoặc vẫn chưa nắm rõ điều kiện hay thủ tục công ty có vốn nước ngoài kinh doanh phần mềm thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan