Thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

Giấy chứng nhận HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là một tiêu chuẩn quốc tế được thiết kế để đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Được phát triển bởi Ủy Ban Tiêu chuẩn hoá Thực phẩm (CODEX) và lần đầu tiên ban hành vào năm 1969, HACCP đã trở thành một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ giới thiệu tới bạn hồ sơ, thủ tục, điều kiện xin chứng nhận HACCP theo quy định hiện nay.

Sự cần thiết của Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

I. Sự cần thiết của Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP- Hazard Analysis and Critical Control Points) là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Hệ thống này cung cấp một khuôn khổ để phân tích, kiểm soát và quản lý các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Việc áp dụng HACCP giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát các điểm tới hạn trong sản xuất, từ đó giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Chứng nhận HACCP không chỉ là minh chứng cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế mà còn giúp cải thiện hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, giấy chứng nhận này là dấu hiệu của sự tin cậy và chất lượng, giúp họ có thêm niềm tin khi lựa chọn sản phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh thực phẩm bẩn ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng, việc có giấy chứng nhận HACCP càng trở nên cần thiết để khẳng định cam kết về an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.

Các quy định liên quan đến Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

II. Các quy định liên quan đến Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

1. Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn gì?

Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn là phê duyệt công nhận rằng một doanh nghiệp thực phẩm đã phát triển, thành lập văn bản và thực hiện các thủ tục phù hợp với tiêu chuẩn HACCP - một công cụ được quốc tế công nhận để giúp xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm.

 

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

Để được cấp giấy chứng nhận HACCP thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

-Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn HACCP

-Đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP

-Duy trì hệ thống và hiệu lực của giấy chứng nhận HACCP

3. Thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

*Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận HACCP gồm có 8 bước:

Bước 1: Xác định phạm vi chứng nhận, tư vấn xây dựng HACCP;

Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cho cuộc đánh giá;

Bước 3: Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn;

Bước 4: Đánh giá chính thức (đánh giá tại doanh nghiệp);

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá và xem xét hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có);

Bước 6: Quyết định cấp chứng nhận, chứng chỉ HACCP có hiệu lực 03 năm và thực hiện giám sát hàng năm;

Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ: Trong 03 năm, Doanh Nghiệp tiến hành đánh giá giám sát 02 lần. Chu kỳ đánh giá giám sát không quá 12 tháng kể từ lần đánh giá trước, nhằm đảm bảo Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Doanh Nghiệp tuân thủ các yêu cầu chuẩn mực của HACCP đưa ra;

Bước 8: Đánh giá tái chứng nhận sau 03 năm. Sau khi hoàn thành chu kỳ 03 năm, Doanh Nghiệp sẽ đánh giá tái chứng nhận, cuộc đánh giá diễn ra tương tự như lần đầu. Chứng chỉ HACCP sẽ được cấp mới và có giá trị trong 03 năm.

  • Bộ hồ sơ để xem xét cấp Giấy chứng nhận HACCP bao gồm:

– Công văn đề nghị (đăng ký)

– Hợp đồng chứng nhận HACCP

– Báo cáo tiền kiểm định

– Báo cáo về công tác kiểm tra tài liệu HACCP

– Kế hoạch kiểm định

– Báo cáo về những sai lệch

– Báo cáo kiểm định

– Bảng hỏi kiểm định HACCP (đã thẩm định tại thực địa)

– Bảng liệt kê các tài liệu tại chỗ

– Báo cáo kiểm định cuối cùng

– Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận HACCP cho khách hàng.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

1. Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn có thời hạn bao lâu?

Hiệu lực của giấy chứng nhận HACCP là 03 năm kể từ ngày được cấp.

Tuy nhiên, trong thời gian này, tổ chức chứng nhận vẫn thực hiện giám sát định kỳ hằng năm để đảm bảo doanh nghiệp vẫn thực hiện duy trì hệ thống, đảm bảo chứng nhận HACCP có giá trị, ngược lại nếu không đạt khi kiểm tra nhưng không có cách khắc phục sẽ bị thu hồi hoặc vô hiệu hóa.

2. Đã có Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn thì có cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nữa không?

Theo điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định, Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Theo đó, nếu công ty anh đã có chứng nhận HACCP cho cơ sở sản xuất thực phẩm thì không cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đã có Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn thì có cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nữa không?

3. Các cơ sở bắt buộc phải có Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn?

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này. 

Đồng thời, tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định, Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, các cơ sở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn mà có thể được thay thế bằng một trong các Giấy chứng nhận nêu trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến các thủ tục cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan