THỦ TỤC HỢP NHẤT VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chức năng của tổ chức hành nghề công chứng. Khi hai hoặc nhiều văn phòng công chứng gặp khó khăn hoặc cần nâng cao sức mạnh thì các văn phòng công chứng thường lựa chọn hình thức hợp nhất văn phòng. Bài viết dưới đây của NPLaw thông tin tới bạn đọc về thủ tục hợp nhất văn phòng công chứng

/upload/images/doanh-nghiep/hop-nhat-va-sap-nhap-hinh1.jpg

I. Thực trạng việc hợp nhất văn phòng công chứng

Sau khi trải qua thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, tình hình phát triển kinh tế của nước ta bị chậm lại. Các văn phòng công chứng cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động dẫn tới việc các văn phòng công chứng phải hợp nhất để tiếp tục hoạt động.

II. Quy định về hợp nhất văn phòng công chứng

Theo khoản 1 Điều 28 Luật công chứng 2014 quy định, hai hoặc một số văn phòng chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể hợp nhất thành một văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang văn phòng công chứng được hợp nhất đồng thời chấm dứt hoạt động của các văn phòng công chứng bị hợp nhất,

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất văn phòng công chứng.

III. Hồ sơ, thủ tục hợp nhất văn phòng công chứng

Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng. Đây là văn bản quy định đầy đủ hồ sơ và thủ tục hợp nhất văn phòng công chứng.

  • Hồ sơ hợp nhất văn phòng công chứng:

/upload/images/doanh-nghiep/ho-so-hop-nhat-vpcc-hinh2.jpg

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ cần chuẩn bị để hợp nhất văn phòng công chứng như sau:

  • Hợp đồng hợp nhất văn phòng công chứng.
  • Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất đã được kiểm toán của các văn phòng công chứng được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất.
  • Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các văn phòng công chứng được hợp nhất.
  • Danh sách các công chứng viên hợp danh là công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các văn phòng công chứng được hợp nhất.
  • Quyết định cho phép thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động của các văn phòng công chứng được hợp nhất.

Lưu ý: Mỗi văn phòng công chứng hợp nhất cử một công chứng viên hợp danh làm đại diện để ký kết hợp đồng hợp nhất.

  • Thủ tục hợp nhất văn phòng công chứng:

Trình tự, thực hiện thủ tục hợp nhất văn phòng công chứng cụ thể như sau:

Bước 1: Các văn phòng công chứng hợp nhất nộp một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ trên tại Sở tư pháp nơi đăng ký thành lập.

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của công chứng viên, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất văn phòng công chứng. 

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất văn phòng công chứng, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, Văn phòng công chứng hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng và giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hợp nhất, đồng thời thực hiện việc xóa tên các Văn phòng công chứng được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

IV. Một số thắc mắc thường gặp về hợp nhất văn phòng công chứng

/upload/images/doanh-nghiep/hop-nhat-hinh3.jpg

1. Thẩm quyền cho phép hợp nhất văn phòng công chứng thuộc về cơ quan nào?

Khoản 2 Điều 28 Luật công chứng 2014 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập văn phòng công chứng.

2. Thời hạn giải quyết thủ tục hợp nhất văn phòng công chứng là bao lâu?

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở tư pháp lấy ý kiến tổ chức xã hội-nghề nghiệp của công chứng viên, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất văn phòng công chứng, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy thời hạn giải quyết thủ tục hợp nhất văn phòng công chứng là 35 ngày.

3. Thời hạn đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng hợp nhất là bao lâu?

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép hợp nhất, văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hợp nhất, đồng thời xóa tên các văn phòng công chứng hợp nhất ra khỏi danh sách đăng ký hoạt động, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy thời hạn đăng ký của văn phòng công chứng hợp nhất là 25 ngày.

4. Hai văn phòng công chứng khác tỉnh có thể hợp nhất được không?

Theo khoản 1 Điều 28 Luật công chứng 2014 quy định về hợp nhất văn phòng công chứng như sau:  

1. Hai hoặc một số Văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể hợp nhất thành một Văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng công chứng bị hợp nhất.

Một hoặc một số Văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một Văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng bị sáp nhập.

Như vậy, hai văn phòng công chứng có thể được hợp nhất với nhau với điều kiện hai văn phòng công chứng có trụ sở trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do vậy, hai văn phòng công chứng khác tỉnh không thể hợp nhất được.

5. Hợp nhất văn phòng công chứng có cần phải lập thành hợp đồng không?

Điểm a, khoản 1 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định, trong hồ sơ hợp nhất văn phòng công chứng phải có hợp đồng hợp nhất văn phòng công chứng, cụ thể hợp đồng hợp nhất văn phòng công chứng có các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng công chứng được hợp nhất; 
  • Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng hợp nhất; 
  • Thời gian thực hiện hợp nhất;
  • Phương án chuyển tài sản của các Văn phòng công chứng được hợp nhất sang Văn phòng công chứng hợp nhất;
  • Phương án sử dụng lao động của Văn phòng công chứng hợp nhất;
  • Việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng công chứng được hợp nhất và các nội dung khác có liên quan.

Tóm lại, việc hợp nhất văn phòng công chứng cần phải lập thành hợp đồng.

V. Dịch vụ tư vấn đề hợp nhất văn phòng công chứng

Trên đây là thông tin nội dung về hợp nhất văn phòng công chứng mà NPLaw cung cấp cho bạn đọc. Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, NPLaw hân hạnh giải đáp thắc mắc cho bạn đọc. Quý bạn đọc có bất kỳ vấn đề vui lòng liên hệ tới NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan