Thủ tục mở nhà hàng ăn uống tại Nha Trang

Với đời sống kinh tế ngày càng phát triển, người dân Việt Nam cũng quan tâm hơn đến các trải nghiệm về thực phẩm, ăn uống, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động nhà hàng ăn uống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số quy định pháp luật liên quan đến việc mở nhà hàng ăn uống tại Nha Trang theo quy định hiện nay.

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và mức sống ngày càng cao tại Nha Trang, nhu cầu mở nhà hàng ăn uống đang ngày càng tăng lên đáng kể. Người dân Nha Trang ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng thực phẩm, dịch vụ và trải nghiệm ẩm thực đa dạng, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nhân bước vào lĩnh vực này. Sự xuất hiện của nhiều phong cách ẩm thực mới, từ truyền thống đến hiện đại, trong cả nước đã góp phần tạo ra thị trường cạnh tranh và sôi động. Khi được triển khai và quản lý hiệu quả thì việc mở nhà hàng ăn uống có thể mang lại giá trị lớn cho nhà đầu tư

Nhà hàng ăn uống là một nơi kinh doanh các món ăn, đồ uống có chất lượng cao, có trang thiết bị và chất lượng phục vụ tốt, đáp ứng được mọi đối tượng khách, và là các cơ sở kinh doanh có mức vốn pháp định theo quy định của từng loại hình doanh nghiệp.

Với việc dân số tăng và mức sống được cải thiện, nhu cầu về ẩm thực đa dạng và chất lượng cao của người dân cũng tăng. Điều này mở ra cơ hội cho các nhà hàng ăn uống đáp ứng nhu cầu này. Việc quản lý tốt và kinh doanh đúng quy định pháp luật sẽ giúp chủ đầu tư nhà hàng ăn uống nhận được lời nhuận đáng kể. Đồng thời đây cũng là một hoạt động kinh doanh có thể duy trì và phát triển qua nhiều năm. 

Tuy nhiên, để nhà hàng ăn uống có thể hoạt động và đạt hiệu quả, chủ đầu tư cần đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp, giấy phép và thực hiện các thủ tục liên quan để được cấp phép theo quy định pháp luật.

 Mở nhà hàng ăn uống tại Nha Trang có khó không? Tại sao nên mở nhà hàng ăn uống tại Nha Trang?

Để mở nhà hàng ăn uống, chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định:

Để mở nhà hàng ăn uống tại Nha Trang, cần phải thực hiện xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống theo các bước sau đây:

Bước 1. Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh

  • Lựa chọn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp.
  • Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2. Xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp huyện, thành phố nếu là hộ kinh doanh cá thể, nộp tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Sở Y Tế tỉnh Khánh Hòa nếu là công ty.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

3. Hồ sơ đề nghị mở nhà hàng ăn uống tại Nha Trang

Cá nhân, tổ chức muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ và các thông tin cần thiết như: tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, hình thức tổ chức, người đại diện theo pháp luật và các thông tin khác có liên quan.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp. Tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà người đăng ký lựa chọn, người đăng ký doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị mở nhà hàng ăn uống tại Nha Trang

Theo Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 

“1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.

Bên cạnh đó, các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

Để mở nhà hàng ăn uống, chủ đầu tư cần thực hiện các thủ tục như sau:

  • Đăng ký kinh doanh: Chủ nhà hàng phải lựa chọn ngành nghề kinh doanh, mô hình kinh doanh và thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. 
  • Xin cấp phép về an toàn thực phẩm: Chủ nhà hàng cần đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm theo Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010 và các điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 
  • Giấy phép về phòng cháy chữa cháy: nhà hàng ăn uống cần đảm bảo điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy tại nhà hàng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
  • Các giấy phép khác tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh cụ thể.

Do đó, thời gian để chủ đầu tư thực hiện toàn bộ các thủ tục nêu trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh; việc hồ sơ chưa hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung, trả hồ sơ; thực hiện không đúng thủ tục...

Theo mục 1.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT: 

“1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam”.

Như vậy, quy định về tiếng ồn nêu trên là quy định chung, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Do đó, việc kinh doanh nhà hàng ăn uống cũng cần phải tuân thủ quy định về tiếng ồn.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về mở nhà hàng ăn uống tại Nha Trang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan