Trong những năm gần đây, nhằm đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới. Điều này mở ra các cơ hội cũng như thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, hiện nay các thủ tục về thành lập doanh nghiệp, thủ tục mua bán doanh nghiệp, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp … là những vấn đề mà các nhà đầu tư cần biết và nắm rõ. Dưới đây, NPLaw sẽ giúp khách hàng làm rõ các quy định về thủ tục mua bán doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Hiện nay, thủ tục mua bán doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022). Theo đó, đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ có chế định bán doanh nghiệp tư nhân, còn với các doanh nghiệp khác sẽ được bán dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần hoặc chuyển nhượng phần vốn góp. Hồ sơ thực hiện thủ tục mua bán bao gồm các giấy tờ pháp lý, hợp đồng mua bán và các giấy tờ cần thiết để thực hiện thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vậy trình tự, thủ tục mua bán doanh nghiệp hiện nay được pháp luật hiện hành quy định như thế nào và thực tế thực hiện ra sao. Sau đây, NPLaw sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Theo quy định hiện hành, thủ tục mua bán doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) và Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021 quy định về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, tuy có các hình thức mua bán doanh nghiệp là: Mua bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân, Chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần, Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH nhưng nhìn chung thủ tục mua bán doanh nghiệp sẽ gồm những bước sau:
Giai đoạn 1: Thủ tục thực hiện mua bán giữa các bên
Giai đoạn 2: Hoàn tất và hợp pháp hóa thủ tục mua bán doanh nghiệp giữa các bên
Thông thường, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả về trong vòng từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Từ những quy định pháp luật, thấy được có 3 cách thức mua bán doanh nghiệp là: bán doanh nghiệp tư nhân, chuyển nhượng phần vốn góp với Công ty TNHH và chuyển nhượng cổ phần với Công ty cổ phần. Với mỗi cách thức mua bán doanh nghiệp khác nhau thì trình tự, thủ tục thực hiện việc mua bán doanh nghiệp cũng khác nhau.
1. Mua bán doanh nghiệp tư nhân
Theo đó sau khi ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp, người mua phải thực hiện thủ tục thay đổi lại chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, gồm các bước sau:
2. Mua bán Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
+ Về thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ chuyển nhượng phần vốn góp bao gồm:
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp, trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên công ty.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
+ Về thủ tục chuyển nhượng Công ty TNHH một thành viên gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một là giai đoạn chuyển nhượng phần vốn góp. Ở giai đoạn này doanh nghiệp thực hiện tương tự các bước như chuyển nhượng phần vốn góp đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên với bộ hồ sơ bao gồm:
Giai đoạn hai thực hiện trong trường hợp việc chuyển nhượng phần vốn góp làm thay đổi loại hình doanh nghiệp. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo các bước sau:
Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp
Hợp đồng chuyển nhượng vốn và giấy tờ xác nhận hoàn tất chuyển nhượng.
Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ vốn góp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh và chờ kết quả
3. Mua bán Công ty cổ phần
Việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập được thực hiện tại cơ quan Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ thời điểm thay đổi cổ đông sáng lập với hồ sơ bao gồm:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đăng ký trụ sở chính. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ, nếu có thiếu sót thì phản hồi lại doanh nghiệp trong thời gian 03 ngày làm việc.
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022); Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Khi thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp các bên cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, đối với bên nhận chuyển sau khi nhận chuyển nhượng có làm thay đổi loại hình doanh nghiệp hay không. Ví dụ, đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu doanh nghiệp nếu bán cho một cá nhân khác thì sẽ không làm thay đổi loại hình nhưng nếu bán doanh nghiệp cho một tổ chức hoặc hơn một cá nhân sẽ dẫn đến việc thay đổi loại hình doanh nghiệp.
Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ các bên sau khi mua bán doanh nghiệp. Cần xác định thời điểm các bên tiến hành thực hiện quyền và nghĩa vụ để việc thực hiện các hợp đồng trên thực tế một cách hợp pháp và tránh xảy ra các tranh chấp.
Thứ ba, khi nhận chuyển nhượng vốn hay cổ phần, bên nhận chuyển nhượng cần lưu ý loại vốn hoặc cổ phần nhận chuyển nhượng, điều kiện được chuyển nhượng vốn hay cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp.
Cuối cùng, sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, người mua và người bán cần làm thủ tục đăng ký thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh. (Trường hợp tất cả các thành viên công ty chuyển nhượng cổ phần cho một cá nhân, hoặc một nhóm dưới 3 tổ chức, cá nhân thì cần làm thêm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).
Trên thực tế việc xác định phần giá trị chuyển nhượng được xác định bằng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng căn cứ trên giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng hoặc giá trị của phần vốn góp hoặc giá trị cổ phần tại thời điểm chuyển nhượng. Còn phần vốn điều lệ công ty theo quy định tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
Do đó, giá trị chuyển nhượng công ty không nhất thiết phải bằng vốn điều lệ công ty. Tuy nhiên, vốn điều lệ công ty là phần bắt buộc kê khai trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vì vậy, giá trị chuyển nhượng công ty có thể không bằng vốn điều lệ nhưng người mua doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu vốn điều lệ có thay đổi thì người mua doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 52, Khoản 2 Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi bổ sung năm 2022) thì sau khi bán doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm với khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến khi hoàn thiện thủ tục bán doanh nghiệp, chuyển nhượng phần vốn góp hay cổ phần.
Tuy pháp luật không có chế định về thông báo việc mua bán doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế sau khi tiến hành mua bán doanh nghiệp thì cần đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp, đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thông qua thủ tục này cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn có thể nắm và quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn