Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh covid 19 vẫn diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế cả trong nước lẫn ngoài nước, khiến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động kinh doanh. Vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp 2021 được thực hiện như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!
Bên cạnh việc thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp 2021, còn có khái niệm về việc phá sản. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp lầm tưởng giữa việc giải thể doanh nghiệp và phá sản là như nhau. Đó là một sự nhìn nhận không đúng về giải thể doanh nghiệp.
Những điều cần làm khi thực hiện thủ tục dành cho các doanh nghiệp tham khảo.
Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục mà doanh nghiệp cần phải thực hiện với cơ quan đăng ký kinh doanh khi rút lui khỏi thị trường kinh tế, chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Giải thể doanh nghiệp sẽ liên quan đến các vấn đề gì?
Thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác, bao gồm khách hàng, đối tác, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là những quan hệ liên quan đến tài sản và liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động giải thể chỉ được coi là hoàn thành nếu doanh nghiệp đã xử lý xong mối quan hệ với tất cả các chủ thể nói trên.
Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:
Trong trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm các quy định trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường tùy theo tính chất và mức độ vi phạm
Thủ tục giải thể doanh nghiệp 2021 không bao gồm trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tư vấn trình tự giải thể nhằm giúp doanh nghiệp đơn giản hóa thời gian thực hiện.
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty
Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, tùy theo từng trường hợp việc giải thể phải được thông qua:
Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể
Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có các thông tin:
Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể
Qua việc tìm hiểu về thủ tục giải thể doanh nghiệp 2021, có thể nhận thấy được trình tự giải thể không hề đơn giản và dễ thực hiện, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, nắm rõ các quy định và thủ tục để có thể hoàn thành việc thông báo chấm dứt hoạt động đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Do đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục này, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, NPLaw sẵn sàng cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp để hạn chế được rủi ro, thời gian thực hiện cho quý khách.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn