Đơn xin bãi nại được xem là văn bản yêu cầu ngưng khởi tố vụ án hình sự do người bị hại yêu cầu. Theo đó, không phải toàn bộ trường hợp thì việc yêu cầu bãi nại vụ án hình sự đều được chấp thuận. Quý Khách hàng hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết rõ hơn những quy định pháp luật về đơn xin bãi nại.
Pháp luật hình sự hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm bãi nại. Trong một số trường hợp, bãi nại có thể được xem là hành vi bãi bỏ yêu cầu khởi tố vụ án. Nói cách khác, bãi nại có thể hiểu là hành vi rút yêu cầu khởi tố vụ án.
Theo định nghĩa về bãi nại, đơn xin bãi nại là văn bản do người yêu cầu bãi nại (bao gồm người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết) rút yêu cầu khởi tố.
Khái niệm về khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, theo đó chỉ được khởi tố vụ án hình sự đối với các tội như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp; tội hiếp dâm; tội cưỡng dâm, tội làm nhục người khác; tội vu khống.
Theo đó, các tội thuộc phạm vi bị khởi tố vụ án hình sự kể trên có chung một hệ quả là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người bị hại hoặc gây thiệt hại về mặt vật chất. Do đó, pháp luật quy định việc khởi tố vụ án hình sự đối với các tội này thuộc quyền hạn của người bị hại.
Vậy nên, trong một số trường hợp tùy theo nguyện vọng cá nhân của bản thân như không còn nhu cầu khởi tố hoặc việc khởi tố ảnh hưởng đến những vấn đề cá nhân khác,... mà người bị hại có thể yêu cầu bãi nại để ngưng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội kể trên.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan không có quy định về mẫu đơn xin bãi nại cụ thể. Theo đó, để đảm bảo giá trị pháp lý của đơn xin bãi nại, cấu trúc của đơn xin bãi nại cần phải thể hiện đầy đủ những nội dung sau:
Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu của từng cơ quan có thẩm quyền mà người nộp đơn bãi nại có thể phải trình bày và cung cấp những thông tin khác (nếu có). Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có thể chuẩn bị sẵn những thông tin trên để thuận tiện trong quá trình làm đơn xin bãi nại.
Như đã đề cập tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về trường hợp rút yêu cầu khởi tố. Theo đó, chỉ có người bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết thì mới có quyền yêu cầu bãi nại truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Bên cạnh đó, việc nộp đơn xin bãi nại có thể được ủy quyền cho người khác thực hiện thay nếu hai bên đã thỏa thuận bằng văn bản và giấy ủy quyền trên được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
Sau khi hoàn thành mẫu đơn xin bãi nại, vụ án hình sự có thể được xem xét giải quyết theo quy trình như sau:
Trường hợp đơn bãi nại được chấp thuận:
Trường hợp đơn xin bãi nại không được chấp thuận
Theo Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định Cơ quan được xem xét và ra quyết định đối với đơn bãi nại là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021), nếu có đơn xin bãi nại thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đáp ứng các điều kiện sau: Người phạm tội thực hiện thuộc khoản 1 Điều này; Đơn bãi nại phải do bị hại hoặc người đại diện bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết; Người viết đơn bãi nại không bị ép buộc, cưỡng bức.
Theo đó, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện trên thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đơn xin bãi nại có thể được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có đơn xin bãi nại nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
Theo khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.”
Như vậy, xét thấy việc Anh/chị nộp đơn xin bãi nại cho ông A được thực hiện không bị ép buộc, cưỡng bức và Anh/chị nếu đã rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ. Do đó, đơn xin bãi nại có khả năng đã được chấp nhận.
Trên đây là những thông tin về bãi nại trong vụ án hình sự. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến nộp đơn xin bãi nại trong vụ án hình sự, hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Website: nplaw.vn
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn