Tái thẩm không được coi là một cấp xét xử mà được xem là một thủ tục có tính chất đặc biệt trong tố tụng hình sự, theo đó bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xem xét lại trên cơ sở có kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án trước đó.
Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng Nplaw tìm các vấn đề liên quan đến thủ tục tái thẩm nhé!
Theo Điều 370 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì giám đốc thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Để Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cần phải có một trong các căn cứ:
Tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định thủ tục tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Tái thẩm là một thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Thủ tục tái thẩm là cơ chế của Nhà nước nhằm đảm bảo thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng, bảo vệ triệt để các quyền cơ bản của công dân, khắc phục những sai lầm về mặt sự việc trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm xác định lại một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ sự thật khách quan của vụ án hình sự.
Không phải ai cũng có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, chỉ những chủ thể quy định tại Điều 400 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
Đối với thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định tại Điều 401 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
Theo quy định tại Điều 356 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi thực hiện tái thẩm Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, những chủ thể sau đây là người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
Tính chất của giám đốc thẩm là xét lại Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (Điều 370 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
Tính chất của tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của Bản án, Quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó (Điều 397 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
Căn cứ vào Điều 398 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ sau:
Như vậy, khi có một trong các căn cứ nêu trên thì bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Thủ tục tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. Đây là cơ chế đảm bảo, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, khắc phục những sai lầm về mặt sự việc trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn