THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM?

Việt Nam đang là một đất nước đang phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng, tác động tích cực đến sự phát triển nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận kinh tế cao, tăng khả năng giao lưu các nền kinh tế phát triển tại nước ngoài, phát triển văn hóa kinh doanh và kinh nghiệm là những điểm thu hút của hoạt động này, nhưng đi để thành lập công ty xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay là điều không dễ dàng. Điều kiện, thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Những ngành nghề nào được phép xuất nhập khẩu tại Việt Nam? NP LAW sẽ chia sẻ những thông tin trên qua bài viết dưới đây nhé.

Thành lập công ty xuất nhập khẩu

I. Thực trạng về việc thành lập công ty xuất nhập khẩu hiện nay

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại đã trở thành một xu thế nổi bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người. Năm 2016, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới 230 thị trường các nước và vùng lãnh thổ, vai trò của các công ty xuất nhập khẩu vì lẽ đó mà trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xuất nhập khẩu là hoạt động quan trọng nhằm lưu thông hàng hoá của một quốc gia với bên ngoài. Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp. Để kinh doanh xuất nhập khẩu, Quý vị cần trang bị một số kinh nghiệm cũng như thủ tục pháp lý để thành lập công ty về xuất nhập khẩu

Tự do hóa thương mại đang là xu thế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Những quy định pháp luật xung quanh nó cũng được quan tâm không kém, đặc biệt là thành lập công ty xuất nhập khẩu cần đáp ứng những yêu cầu nào.

1. Thế nào là công ty xuất nhập khẩu?

Công ty xuất nhập khẩu được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài sản hữu hạn, kinh doanh ngành nghề có tính chất xuất nhập khẩu đồng thời được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam. Thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam có thể thực hiện ở 03 hình thức: công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.

Thực trạng thành lập công ty xuất nhập khẩu

II. Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu

Trước khi chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để thành lập công ty sản xuất, các thương nhân cần phải tìm hiểu về điều kiện thành lập như sau:

1. Loại hình công ty: 

  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty cổ phần;

2. Chủ thể thành lập doanh nghiệp:

  • Thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu phải là tổ chức có tư cách pháp nhân/cá nhân từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

3. Tên công ty xuất nhập khẩu: Cần đáp ứng các kiện quy định tại Điều 37, Điều 38 và Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020.

4. Địa chỉ trụ sở công ty xuất nhập khẩu:

Thông tin về địa chỉ trụ sở phải chính xác từ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Không sử dụng địa chỉ chung cư, căn hộ tập thể để đăng ký địa chỉ công ty. 

5. Mã ngành nghề xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp cần đăng ký đúng và đủ những ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu và những hàng hóa doanh nghiệp dự định xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm cả các điều kiện để kinh doanh ngành nghề mong muốn (giấy phép con, giấy chứng nhận, vốn pháp định,...) để thực hiện các thủ tục đúng quy định trong quá trình xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

6. Vốn điều lệ:

Doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình trừ trường hợp ngành nghề dự định kinh doanh có quy định về vốn pháp định. Doanh nghiệp rà soát trước điều kiện về vốn pháp định của ngành nghề dự định đăng ký, nếu có quy định về vốn pháp định đối với ngành nghề đó doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định đó.

Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu

III. Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Sau khi đáp ứng các điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ theo đúng quy trình luật định. Chi tiết như sau:

1. Hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo Phụ lục I Danh mục biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông sáng lập;
  • Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu và các thành viên/cổ đông góp vốn vào công ty; 
  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập đối với chủ sở hữu là tổ chức/thành viên góp vốn;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật);
  • Bản sao có công chứng giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền thực hiện nộp hồ sơ;
  • Các giấy tờ khác tùy từng trường hợp có yêu cầu thêm (nếu có)

2. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như trên và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh. 

Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp

Hiện nay, Luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự khắc và tự chịu trách nhiệm.

3. Chi phí, lệ phí của thủ tục mở công ty xuất nhập khẩu

Chi phí thành lập công ty là các khoản phí, lệ phí mà người thành lập công ty phải đóng cho Nhà Nước theo quy định. Tuy nhiên, theo điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty. Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC thì lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần

IV. Một số lưu ý quan trọng khi thành lập công ty xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau để thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam:

- Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp: Doanh nghiệp có thể tra cứu mã ngành theo Quyết định 27/2018/NĐ-CP để chọn đúng mã ngành phù hợp với mục đích kinh doanh. Cần lưu ý thêm những điều kiện về vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, giấy phép con… của ngành nghề đã chọn.

- Chọn người làm đại diện theo pháp luật cho công ty: Nên chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm, có trách nhiệm để đại diện pháp luật của công ty xuất nhập khẩu.

- Cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho công ty: Công ty xuất nhập khẩu cần có loại hình doanh nghiệp phù hợp. Doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp và chọn loại hình thích hợp với công ty. 

- Địa chỉ đặt công ty xuất nhập khẩu phải đúng quy định: Doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ đặt công ty đúng, cụ thể, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không sử dụng địa chỉ chung cư, khu tập thể hay khu vực cấm làm địa điểm kinh doanh.

- Doanh nghiệp chuẩn bị vốn và tiến hành kê khai vốn điều lệ: Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định pháp luật về vốn tối thiểu để kinh doanh ngành nghề đã chọn. 

- Phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Thời hạn để thực hiện là tối đa 30 ngày kể từ ngày Doanh nghiệp nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh.

Lưu ý khi thành lập công ty xuất nhập khẩu

V. Câu hỏi thắc mắc thường gặp khi thành lập công ty xuất nhập khẩu

1. Doanh nghiệp nên lựa chọn ngành nghề như thế nào để đăng ký thủ tục xuất nhập khẩu?

Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể. Doanh nghiệp khi muốn thực hiện hoạt động này thì chỉ kê khai và ghi nhận thông tin đăng ký thuế để có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc một công ty đã đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay chưa được hiển thị trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được liên kết với nhiều cơ quan như thuế và hải quan.

2. Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu thì cần đăng ký những ngành nghề gì?

Doanh nghiệp có thể đăng ký mã 8299 làm mã ngành nghề xuất nhập khẩu được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Ngoài ra hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều công đoạn liên quan đến đóng gói và vận chuyển, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm mã ngành “Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải” (5229), “Kho bãi và lưu giữ hàng hóa” (5210), “Dịch vụ đóng gói” (8292), “Bốc xếp hàng hóa” (5224), … để thuận tiện hơn trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu.

3. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty xuất nhập khẩu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) về Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Trước khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, Quý Khách hàng cần tuân thủ pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hợp pháp theo luật định. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ NPLaw để được tư vấn giải quyết. Trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan