Thừa kế tài sản của ông bà hay còn hiểu là thừa kế thế vị, thường xảy ra trong trường hợp con của ông, bà (tức bố, mẹ của người cháu) chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà thì người cháu được hưởng phần di sản thừa kế mà người bố, mẹ được hưởng. Vậy luật quy định như thế nào về thừa kế tài sản của ông bà, hãy cùng NPLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thừa kế không còn là chủ đề mới lạ. Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.
Thực tế, việc thừa kế tài sản của ông bà xảy ra khá nhiều. Có thể việc thừa kế này được thực hiện theo di chúc do chính ý chí, nguyện vọng của ông bà muốn để lại tài sản cho cháu của mình. Hoặc trường hợp khác là thừa kế thế vị cũng khá phổ biến là ông bà để lại tài sản cho con nhưng người con chết trước hoặc cùng một thời điểm với ông bà nên cháu được hưởng phần di sản đó. Tuy nhiên, kiến thức pháp luật còn hạn chế nên đã xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp về thừa kế, vì cho rằng phải có di chúc, được người chết chỉ định thừa kế thì mới được hưởng di sản,... Hoặc nhiều trường hợp khác như không có di chúc dẫn đến các hàng thừa kế tranh chấp nhau, hay cháu nuôi, cháu ruột giành quyền thừa kế, thậm chí có trường hợp làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tài sản thừa kế... Trước tình trạng này, nhu cầu tìm đến văn phòng luật hay công ty luật nhờ hỗ trợ liên quan đến thừa kế ngày càng nhiều.
Dưới đây là một số quy định pháp luật liên quan đến thừa kế tài sản của ông bà.
Theo điểm b khoản 1 Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
…
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
…”
Như vậy, cháu nội hay cháu ngoại tức là cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì thuộc hàng thừa kế thứ hai theo pháp luật. Nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo điểm b khoản 1 Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
…
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
…”
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Như vậy, có hai trường hợp mà cháu được hưởng thừa kế từ ông bà:
Theo Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định việc nhận di sản thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế có quyền yêu cầu công chứng.
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng;
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết…
- Dự thảo Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người thừa kế;
- Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…
Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản
Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:
- Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
- Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Niêm yết công khai
Theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì việc niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản với các nội dung như họ, tên người để lại di sản, người nhận thừa kế, quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, danh mục di sản thừa kế…
Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Bước 4: Ký công chứng và trả kết quả
Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Sau đó, Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ, hồ sơ đã nêu ở trên để kiểm tra, đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản.
Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng và trả lại bản chính của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế cho người thừa kế.
Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan đến thừa kế tài sản của ông bà.
Nếu di sản là đất đai thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người thực hiện hành vi có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mức phạt cao nhất là tù chung thân.
Trường hợp làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, mức phạt cao nhất là 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Theo quy định trên thì trường hợp cháu nội được hưởng di sản thừa kế từ ông nội và có tài sản riêng nhưng con chưa thành niên thì bố mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con.
Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Như vậy, cha mất trước ông nội tức con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha được hưởng.
Theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
Tuy nhiên, những người quy định trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú là một trong những công ty luật uy tín cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến thừa kế tài sản của ông bà. Bằng sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú về các quy định liên quan đến pháp luật dân sự, đặc biệt trong lĩnh vực thừa kế. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Bạn cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn