Theo quy định về hàng thừa kế thì cháu được xếp vào hàng thừa kế thứ hai, do đó về nguyên tắc cháu sẽ không được trực tiếp hưởng phần thừa kế của ông bà nếu ông bà còn hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm vợ, chồng, cha mẹ, con cái). Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, cháu vẫn có thể được nhận thừa kế trực tiếp từ ông bà bất kể ông bà còn hàng thừa kế thứ nhất hay không, đó chính là quy định về thừa kế thế vị.
Như đã đề cập ở trên, thừa kế thế vị là một trường hợp đặc biệt của chế định thừa kế, được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Ngay từ tên của quy định này – thừa kế thế vị thì chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản đây là việc một người thay thế vị trí của một người khác để được nhận thừa kế của người đó. Cụ thể theo quy định trên thì thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).
Gia đình ông A có 3 người con: B, C. B có con là D. B chết trước A. Vậy khi ông A chết thì D sẽ được thừa kế thế vị từ ông A (cháu được thay vào vị trí của con). Trường hợp nếu D chết trước ông A và có người con là E thì E sẽ được thừa kế thế vị từ ông A (chắt được thay vào vị trí của ông).
Để áp dụng thừa kế thế vị thì cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Người thế vị phải là người ở đời sau. Con cái, cháu được thế vị bố mẹ, ông bà mà không có trường hợp ngược lại. Ngoài ra các mối quan hệ khác không được xem là thừa kế thế vị.
Chỉ áp dụng cơ chế thừa kế thế vị trong trường hợp con/cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, nếu con/cháu của người để lại di sản chưa chết mà chỉ từ bỏ quyền nhận di sản hay vì bất cứ lý do khác thì cơ chế thế vị sẽ không được áp dụng
Người thừa kế thế vị phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Ví dụ: Ông A có con là B. Tuy nhiên không may A và B bị tai nạn xe bị mất, lúc này vợ B đang mang thai con của B, thì đứa bé sẽ được thừa kế thế vị từ A.
Về hồ sơ khai nhận: Hồ sơ tương tự với việc khai nhận di sản thừa kế bình thường, cụ thể phải đáp ứng được các nguyên tắc về hồ sơ như sau:
Ngoài ra, phụ thuộc vào những trường hợp cụ thể thì cần thêm những văn bản tài liệu khác nhau để có thể thu thập đủ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế.
Về thủ tục: Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục được thực hiện tại Phòng/Văn phòng công chứng nếu những người thừa kế thống nhất việc phân chia di sản.
Trường hợp có bất cứ người thừa kế nào không đồng ý với việc phân chia di sản thì thủ tục này sẽ không thực hiện được và cần phải tiến hành khởi kiện yêu cầu phân chia di sản tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Về vấn đề này thì pháp luật đã có quy định cụ thể tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định này thì con nuôi thuộc đối tượng thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015
Đáp: Về nội dung này thì pháp luật đã quy định rõ ràng, thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho trường hợp là con/cháu chứ không được áp dụng cho bất kể quan hệ nào khác
Đáp: Về việc chia tài sản thì di sản được chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật, và có quyền hưởng trọn phần di sản của mình được phân chia tương đương với những người thừa kế khác.
Trên đây là một số nội dung về khái niệm thừa kế thế vị. Thực tế mỗi gia đình lại gặp những trường hợp khác nhau, do đó để có thể bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì gia đình nên cần được tham khảo và tư vấn bởi những công ty luật am hiểu và chuyên sâu về những nội dung này.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn