THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

I. Thực trạng liên quan đến uỷ thác nhập khẩu

Hiện nay các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, nhưng  không tự thực hiện mà thực hiện thông qua ủy thác nhập  khẩu. Hoạt động này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nguồn lực, kinh nghiệm nhập khẩu. Vì vậy hoạt động ủy thác nhập khẩu là một trong những phương án mà các doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu khi bản thân chính họ chưa thực sự hiểu.

II. Các quy định liên quan đến uỷ thác nhập khẩu

1. Thế nào là uỷ thác nhập khẩu?

Ủy thác nhập khẩu là hoạt động thương mại, theo đó một bên (bên ủy thác) giao cho một bên khác (bên nhận ủy thác) thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa với danh nghĩa của bên nhận ủy thác, theo các điều kiện đã thỏa thuận giữa các bên. Bên nhận ủy thác sẽ thực hiện các công việc liên quan đến nhập khẩu hàng hóa như thủ tục hải quan, vận chuyển, thanh toán, v.v., và nhận thù lao từ bên ủy thác cho các dịch vụ này.

2. Các trường hợp uỷ thác nhập khẩu

  • Hàng hóa không thuộc danh mục cấm hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu: Thương nhân có thể thực hiện ủy thác nhập khẩu đối với những hàng hóa không bị cấm hoặc tạm ngừng nhập khẩu.
  • Hàng hóa phải có giấy phép: Nếu hàng hóa nhập khẩu yêu cầu giấy phép hoặc phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép hợp lệ trước khi ký hợp đồng ủy thác.
  • Trường hợp bên ủy thác không phải là thương nhân: Một cá nhân hoặc tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể ủy thác nhập khẩu hàng hóa, nhưng cần đảm bảo không vi phạm quy định về hàng hóa cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu.

3. Mẫu hợp đồng uỷ thác nhập khẩu

 


 

HỢP ĐỒNG ỦY THÁC NHẬP KHẨU

Số:......../HĐKTNK

 

Hôm nay ngày... tháng... năm... tại... chúng tôi gồm có:

BÊN ỦY THÁC

- Tên doanh nghiệp

…………………………………………………………………………..

- Địa chỉ trụ sở chính ……………………………………………………………………….

- Điện thoại……………………..… Telex……………………….. Fax…………...……....

- Tài khoản số:……………………… mở tại ngân hàng………………….……………...

- Đại diện là ông (bà) ……………………………….... Chức vụ………………………….

- Giấy ủy quyền số....................... (nếu thay giám đốc ký)

Viết ngày.............tháng......... năm............ Do............. Chức vụ........ký.

Trong hợp đồng này gọi tắt bên A

 

BÊN NHẬN ỦY THÁC

- Tên doanh nghiệp…………………………………………………………………………..

- Địa chỉ trụ sở chính ……………………………………………………………………….

-Điện thoại……………………..… Telex……………………….. Fax…………...……....

-Tài khoản số:……………………… mở tại ngân hàng………………….……………...

- Đại diện là ông (bà) ……………………………….... 

Chức vụ………………………….

- Giấy ủy quyền số................. (nếu thay giám đốc ký)

Viết ngày........ tháng.......... năm........... Do.......... Chức vụ.........ký

Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

 

Điều 1: Nội dung công việc ủy thác

1) Bên A ủy thác cho bên B nhập khẩu những mặt hàng sau đây:

 

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                 

                                                                                                              

2) Viết bằng chữ ...................................................................................................................

             

Điều 2: Giá cả

- Đơn giá mặt hàng là giá...... (qui định hoặc giá thỏa thuận với nước ngoài)

- Nếu giá cả có thay đổi bên B phải báo ngay cho bên A biết khi nắm được thông tin về giá để xử lý.

             

Điều 3: Quy cách, chất lượng hàng nhập khẩu

1) Bên B có trách nhiệm tìm nguồn hàng nhập khẩu theo yêu cầu về qui cách, phẩm chất và bao bì theo đúng nội dung đặt hàng của bên A như sau:

- Loại hàng thứ nhất: Yêu cầu phải..... (có thể ghi như mẫu)

- Loại hàng thứ 2:

- Loại hàng thứ 3: v.v...

2) Bên A được bên B mời tham dự giao dịch mua hàng với bên nước ngoài vào những ngày.........

Bên B có trách nhiệm hướng dẫn cho bên A lựa chọn mua những loại hàng nhập với những điều kiện có lợi nhất cho bên A.

 

Điều 4: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa

1) Bên A có trách nhiệm chuyển cho bên B những giấy tờ cần thiết sau:

- Quota hàng nhập khẩu.

- Xác nhận của ngân hàng ngoại thương... (nơi bên A mở tài khoản ngoại tệ) về khả năng thanh toán.

2) Bên B có trách nhiệm giao dịch với bên nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa với điều kiện có lợi nhất cho bên A (chẳng hạn giá rẻ, chất lượng tốt, thời gian nhanh v.v...)

3) Bên A có trách nhiệm nhận hàng để được bên B nhập về tại địa điểm và thời gian do bên B thông báo khi hàng về.

             

Điều 5: Trả chi phí ủy thác

a) Bên A có trách nhiệm thanh toán cho bên B chi phí ủy thác nhập khẩu gồm các mặt hàng sau:

1/ (Tên hàng) trả chi phí... đồng

2/ ................. trả chi phí .... đồng

3/.......

4/.......

b) Tổng cộng toàn bộ chi phí ủy thác mà bên A có trách nhiệm phài thanh toán cho bên B là:...

c) Thống nhất thanh toán theo phương thức...

             

Điều 6: Trách nhiệm giải quyết khiếu nại với nước ngoài

1/ Trường hợp bên A đem hàng nhập khẩu về kho, trong vòng 30 ngày, khi mở bao bì phát hiện hàng không đúng phẩm chất, thiếu số lượng v.v...thì để nguyên trạng và  mời ……………….. đến kiểm tra và lập biên bản công khai xác nhận tình trạng hàng nhập, gửi cho bên B làm cơ sở pháp lý đòi bên nước ngoài bán hàng bồi thường.

2/ Đối với bên B, khi nhận được văn bản xác nhận về hàng nhập cho bên A không đúng với yêu cầu đã cam kết với bên nước ngoài, phải tiến hàng ngay các biện pháp hạn chế tổn thất và chịu trách nhiệm liên hệ khiếu nại đòi bồi thường với bên nước ngoài trong thời hạn quy định là... ngày (tháng).

             

Điều 7: Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng

1/ Nếu bên nào để xảy ra vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng từ 2% - 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm, mặt khác còn phải bồi thường các thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như: mất mát hư hỏng tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác với tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.

2/ Bên A khi đưa ra những yêu cầu về tiêu chuẩn hàng cần nhập khẩu cho bên B không rõ ràng, cụ thể, bị bên nước ngoài đưa bán hàng hóa kém phẩm chất, lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, giá đắt... phải tự gánh chịu hậu quả. Nếu bên A cố tình không tới nhận hàng, sẽ bị phạt... % giá trị nhập hàng, còn bị bắt buộc phải nhận hàng và phải thanh toán toàn bộ các khoản phạt và bồi thường thiệt hại bên nước ngoài hoặc bên thứ ba vi phạm đưa ra.

3/ Bên B khi thực hiện các giao dịch để nhập khẩu hàng do bên A ủy thác mà có hành vi móc nối với bên nước ngoài, gây thiệt hại cho bên A hoặc không mời bên A dự đàm phán, giao dịch chọn hàng với bên nước ngoài, khi nhập hàng về lại gây sức ép bắt bên A nhận trong những điều kiện bất lợi cho bên A thì bên A có quyền không nhận hàng, nếu bên A đồng ý nhận hàng, bên B phải bồi thường mọi thiệt hại về chênh lệch giá hàng so với giá thực tế, bên B còn bị phạt tới... % tổng giá trị tiền ủy thác đã thỏa thuận.

4/ Trong trường hợp bên A đến nhận hàng chậm so với thời gian qui định, sẽ bị gánh chịu các khoản phạt do bên nhận chuyên chở, vận tải hàng hóa phạt và bồi thường chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng, cảng phí và các khoản phạt khác.

5/ Khi bên A có khiếu nại về hàng nhập mà bên B không làm hết trách nhiệm trong việc thụ lý và giải quyết các khiếu nại tới bên nước ngoài để có kết quả thực tế  nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên A, thì sẽ bị phạt... % giá trị tiền ủy thác, đồng thời phải gánh chịu những bồi thường về hàng hóa cho bên A thay cho bên nước ngoài đã bán hàng.

6/ Nếu bên A thanh toán cho bên nước ngoài chậm, gây thiệt hại cho uy tín và các hoạt động giao dịch khác của bên B với bên nước ngoài đó thì bên A phải gánh chịu các khoản phạt và bồi thường thay cho bên B khi bị bên nước ngoài khiếu nại, đồng thời còn phải thanh toán đủ các khoản tiền mua hàng nhập và tiền bị chậm trả do bên nước ngoài yêu cầu.

7/ Trường hợp thanh toán chi phí ủy thác nhập khẩu so với thời hạn quy định sẽ bị phạt theo lãi suất tín dụng quá hạn theo quy định hiện hành của Nhà nước là... % tổng giá trị chi phí ủy thác.

8/ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng không có lý do chính đáng thì bị phạt vi phạm là... % tổng giá trị chi phí ủy thác và bồi thường các khoản phạt cùng các chi phí thực tế khác mà bên bị vi phạm có thể gánh chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng này do bên kia gây ra.

9/ Nếu xảy ra trường hợp có một bên đồng thời gây ra nhiều loại vi phạm, thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này.

             

Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

1/ Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng.

2/ Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận, bình đẳng, cùng có lợi. (Cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng).

3/ Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng này.

4/ Chi phí cho những hoạt động kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

             

Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu cần)

 

Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày.../.../... đến ngày.../.../...

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này vào lúc... giờ ngày... (Địa điểm do các bên tự thỏa thuận)

Hợp đồng này sẽ được làm thành... bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ... bản. Gửi cơ quan... bản

                         ĐẠI DIỆN BÊN A                                        ĐẠI DIỆN BÊN B

                               Chức vụ                                                      Chức vụ

                       (Ký tên và đóng dấu)                              (Ký tên và đóng dấu)

 

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến uỷ thác nhập khẩu

1. Có được nhận thanh toán bằng ngoại tệ (đồng USD) khi thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu không?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu và xuất khẩu có thể ghi giá hợp đồng bằng ngoại tệ (ví dụ USD) và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản. Điều này có nghĩa là, nếu bên nhận ủy thác thực hiện hợp đồng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, họ có quyền thỏa thuận về việc thanh toán giá trị hợp đồng bằng ngoại tệ, cụ thể là qua chuyển khoản quốc tế.

 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hành vi này phải tuân thủ các quy định về ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm việc sử dụng ngoại tệ trong phạm vi đã được cấp phép.

2. Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu có bắt buộc công chứng không?

Theo Điều 159 Luật Thương mại 2005: “Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Như vậy, pháp luật không bắt buộc công chứng hợp đồng ủy thác nhập khẩu, việc công chứng hợp đồng hay không tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

3. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa là ai?

Theo Điều 3 Thông tư 152/2011/TT-BTC, người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận ủy thác nhập khẩu hay xuất giao trả hàng cho người ủy thác. Vì vậy, trong trường hợp ủy thác nhập khẩu, người nhận ủy thác sẽ là tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân chịu trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường.

4. Cá nhân không có tư cách pháp nhân có được quyền ủy thác cho thương nhân khác nhập khẩu không? 

Theo Điều 157 Luật Thương mại 2005, cá nhân không có tư cách pháp nhân vẫn có quyền ủy thác cho thương nhân khác thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể, cá nhân (không phải là thương nhân) có thể ủy thác cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình, bao gồm nhập khẩu, và phải trả thù lao ủy thác. Tuy nhiên, hàng hóa ủy thác nhập khẩu phải không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến uỷ thác nhập khẩu

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề uỷ thác nhập khẩu. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp