THỰC HIỆN THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÙNG NPLAW

Sau khoảng thời gian dài dịch bệnh rồi khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi kinh doanh. Nhiều văn phòng đại diện không thể trụ nổi đành chấm dứt hoạt động. Vậy thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được quy định như thế nào, hãy cùng NPLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thực trạng về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

I. Thực trạng về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Khi muốn mở rộng quy mô thì văn phòng đại diện được xem như một lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, thời gian dịch bệnh và sự suy thoái kinh tế trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp không thể trụ nổi đành phải chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện để giảm bớt chi phí và gánh nặng kinh tế cho doanh nghiệp. 

thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện đơn giản

Mặc dù thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện đơn giản hơn các thủ tục khác, nhưng trước khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế. Đây được xem như điều kiện để xem xét giải quyết thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện. Một số doanh nghiệp không biết nên cứ gửi thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện mà không hoàn thành nghĩa vụ thuế trước nên hồ sơ bị từ chối dẫn đến mất thời gian và chi phí. Nhận thấy sự cần thiết này mà hiện nay khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng giải quyết các thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam một cách nhanh chóng về mặt thời gian cũng như chi phí.

II. Quy định về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Quy định về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

  • Văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.

III. Các trường hợp chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

Căn cứ khoản 1 Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì các trường hợp chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện bao gồm:

  • Trường hợp 1: Theo quyết định của chính doanh nghiệp đó;
  • Trường hợp 2: Theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do:

+) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện là giả mạo;

+) Văn phòng đại diện ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;

+) Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

IV. Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được thực hiện theo Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

1.  Hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

Theo khoản 2 Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.

2. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được thực hiện theo Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, gồm các bước:

Bước 1: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện thì doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện.

Tham khảo thành phần hồ sơ tại mục 1 phần IV bài viết này.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. 

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh. 

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.

V. Giải đáp thắc mắc về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

1. Khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện có phải làm thủ tục với cơ quan thuế không?

Theo khoản 1 Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cụ thể trước khi thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Như vậy, khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện thì doanh nghiệp phải làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế.

2. Khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện có phải trả lại con dấu không?

- Trước khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực: Khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện có phải trả lại con dấu theo điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.

- Sau khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực: Khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện không phải trả lại con dấu vì việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện không phải trả lại con dấu.

3. Trách nhiệm bồi thường khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 38. Các nghĩa vụ có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh...

2. Thương nhân nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định của pháp luật."

Như vậy, nếu như văn phòng đại diện đã thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ thì công ty mẹ không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trường hợp văn phòng đại diện không thể thanh toán thì thương nhân nước ngoài (công ty mẹ) có trách nhiệm thanh toán để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Theo đó, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp và không có chức năng kinh doanh. Do đó, khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, nếu có phát sinh trách nhiệm bồi thường thì doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm.

4. Văn phòng đại diện đang cho thuê thì khi chấm dứt hoạt động sẽ như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về văn phòng đại diện như sau: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Theo đó, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Và văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, không được cho thuê văn phòng đại diện.

VI. Dịch vụ tư vấn thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, công ty Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

NPLAW cung cấp các dịch vụ pháp lý, đặc biệt là dịch vụ tư vấn thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện. Bạn cần tư vấn, tham mưu, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan