Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là một trong ba hành vi hạn chế cạnh tranh gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, thực trạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam có những diễn biến đáng lo ngại. Theo thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), từ năm 2018 đến năm 2022, Cục đã xử lý 12 vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong đó có 04 vụ việc bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt hơn 100 tỷ đồng.
Tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là những thỏa thuận như sau:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 bao gồm:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan:
+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau giữa các doanh nghiệp;
+ Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
+ Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:
+ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
+ Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
+ Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:
+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
+ Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
+ Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Để thuận lợi cho việc điều tra, pháp luật cạnh tranh sử dụng chính sách khoan hồng có điều kiện đối với chủ thể tự nguyện khai báo về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
- Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
- Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;
c) Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;
d) Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
- Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.
- Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
- Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng được quy định như sau:
a) Thứ tự khai báo;
b) Thời điểm khai báo;
c) Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.
- Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền;
b) Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.
Tranh chấp giữa các bên có thể được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên đồng ý giải quyết một hoặc nhiều tranh chấp phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa họ bằng trọng tài.
Đối với tranh chấp về nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nếu các bên có thỏa thuận trọng tài, thì tranh chấp này có thể được yêu cầu trọng tài giải quyết. Tuy nhiên, thỏa thuận trọng tài này phải đáp ứng các điều kiện, cụ thể như sau:
+ Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.
+ Thỏa thuận trọng tài phải được ký bởi các bên tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận trọng tài phải được thực hiện một cách tự nguyện.
+ Thỏa thuận trọng tài không vi phạm điều cấm của pháp luật.
Nếu thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật, thì thỏa thuận này sẽ vô hiệu và tranh chấp không thể được yêu cầu trọng tài giải quyết.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, thỏa thuận trọng tài về tranh chấp về nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ có hiệu lực khi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó không bị cấm theo quy định của pháp luật. Nếu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, thì thỏa thuận trọng tài về tranh chấp về nội dung của thỏa thuận đó cũng sẽ bị vô hiệu.
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 20 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Theo đó, thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho doanh nghiệp là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Còn đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định quy định tại khoản 2 Điều này có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018 quy định nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo đó, doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp tài liệu trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018 về miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
- Doanh nghiệp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm gồm khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 Luật Cạnh trạnh 2018 nhưng có lợi cho người tiêu dùng thì có thể được hưởng miễn trừ khi đáp ứng một trong những điều kiện sau:
- Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm.
- Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
Theo Khoản 1 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018, chính sách khoan hồng được hiểu là doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
Như vậy, khi thực hiện các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, các doanh nghiệp có thể được hưởng chính sách khoan hồng theo quy định của pháp luật nếu tự nguyên khai báo
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn