THUÊ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

Việc sử dụng và thuê người lao động chưa thành niên ngày càng nhiều, phổ biến với một số ngành nghề về nghệ thuật, làm đồ thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống hay vận động viên thể thao…Tuy nhiên, việc thuê người lao động chưa thành niên cần tuân thủ các quy định đặc thù đối với đối tượng lao động này. 

I. Thực trạng thuê người lao động chưa thành niên hiện nay

Vào những năm 2003,  2004 các sao nhí nổi lên như một hiện tượng được nhiều khán giả yêu thích như bé Xuân Mai, bé Châu,...Ở thời điểm đó, các sao nhí đã bắt đầu kiếm tiền giúp cha mẹ, các bé đã trở thành nguồn lao động chính trong gia đình. Càng về sau việc sử dụng người lao động chưa thành niên ngày càng nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. 

Thực trạng thuê người lao động chưa thành niên hiện nay Ở nước ta, người lao động chưa thành niên được Nhà nước tạo điều kiện cho họ lao động vừa đảm bảo cho họ được học tập, phát triển đầy đủ về mặt thể lực, trí lực. Mặc dù các vấn đề người lao động chưa thành niên còn khá phức tạp. Nhà nước đã có những chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho người lao động chưa thành niên tham gia quan hệ lao động trong môi trường lao động an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng lớn người lao động chưa thành niên chưa được pháp luật bảo vệ đúng mức, do xuất pháp từ nhiều nguyên nhân.

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, số lượng doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Ngoài tuyển người lao động thành niên, nhiều doanh nghiệp còn tuyển người lao động chưa thành niên vào làm việc. Doanh nghiệp khi tuyển người lao động chưa thành niên vào làm việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho họ học tập, đào tạo nghề nhằm giúp cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp sau này. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp khi nhận người lao động chưa thành niên vào làm việc chỉ bóc lột sức lao động của họ, trả tiền công thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, thời gian làm việc kéo dài, điều kiện lao động không được đảm bảo.

II. Quy định pháp luật về vấn đề thuê người lao động chưa thành niên

Dưới đây là một số quy định về vấn đề thuê người lao động chưa thành niên.

 Quy định pháp luật1. Thế nào là người lao động chưa thành niên?

 Căn cứ Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên như sau:

“Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”

Như vậy, lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, tùy vào từng giai đoạn độ tuổi nhất định mà lao động chưa thành niên được làm và không được làm những  công việc nhất định theo quy định pháp luật.

2. Quyền thuê người lao động chưa thành niên

Căn cứ vào khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

"4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.."

Như vậy, người sử dụng lao động có quyền thuê người lao động chưa thành niên, tuy nhiên đối với người trong độ tuổi này thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.

Ngoài ra pháp luật quy định chỉ được sử dụng người chưa thành niên dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 12/11/2020.

3. Nghĩa vụ khi thuê người lao động chưa thành niên

Khi thuê người lao động chưa thành niên thì người sử dụng lao động cần đảm bảo các nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 gồm:

  • Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
  • Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
  • Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Trường hợp sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 gồm:

  • Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
  • Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;
  • Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

Như vậy, khi thuê người lao động chưa thành niên thì người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định trên.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm khi thuê người lao động chưa thành niên

Khi thuê người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động bị nghiêm cấm đối với các hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Lao động 2019, như sau:

  • Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
  • Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
  • Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
  • Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
  • Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
  • Phá dỡ các công trình xây dựng;
  • Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
  • Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
  • Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
  • Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
  • Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
  • Công trường xây dựng;
  • Cơ sở giết mổ gia súc;
  • Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
  • Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

III. Các thắc mắc liên quan đến thuê người lao động chưa thành niên

Dưới đây giải đáp một số thắc mắc liên quan đến thuê người lao động chưa thành niên.

Giải đáp thắc mắc

1. Thuê người lao động chưa thành niên thì ký hợp đồng với ai?

Căn cứ vào điểm b và điểm c khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

"4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó 

…”

Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

…”

Như vậy, có thể hiểu khi thuê người lao động chưa thành niên thì ký hợp đồng với người lao động chưa thành niên và người đại diện theo pháp luật của người đó.

2. Có thể thuê người lao động chưa thành niên làm thêm giờ không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 146 Bộ luật lao động 2019 quy định thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên như sau:

"2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành."

Theo đó thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Và có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

 3. Có được thuê người lao động chưa thành niên làm bốc vác không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

“1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

…”

Theo đó, mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên là một trong các công việc bị cấm sử sử dụng người lao động chưa thành niên. Như vậy, không được thuê người lao động chưa thành niên làm bốc vác.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến thuê người lao động chưa thành niên

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú là một trong những công ty luật uy tín cung cấp dịch  vụ tư vấn pháp lý liên quan đến thuê người lao động chưa thành niên, có sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú về các quy định liên quan đến thuê người lao động chưa thành niên. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Bạn cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan