Hiện nay, tình trạng thuê người phá hoại tài sản của người khác đang dần phổ biến. Đây được xem là hành vi vi phạm quy định pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Vậy, pháp luật quy định hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu các nội dung dưới đây.
Hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác xảy ra ngày càng phổ biến ở các địa phương trên khắp cả nước. Điều này được minh chứng thông qua số lượng các vụ án được Tòa án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyết, trong đó, số vụ liên quan đến hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác ngày càng nhiều. Hành vi này được thực hiện không những làm cho mâu thuẫn không thể giải quyết được mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của người khác, người thực hiện hành vi này còn bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Việc thuê người phá hoại tài sản của người khác làm ảnh hưởng đến tài sản của người bị phá hoại và tùy theo mức độ có thể sẽ bị xử lý hình sự. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã, đang và sẽ tiến hành xử phạt nghiêm minh đối với hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác để nhằm hạn chế tình trạng này xảy ra.
Phá hoại tài sản của người khác là hành vi trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến tài sản của người khác. Hiểu một cách đơn giản, phá hoại tài sản của người khác là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị hư hại, mất hoặc giảm sút giá trị của tài sản. Biểu hiện của hành vi này như là đập phá đồ đạc, đốt cháy, cố ý làm mất tài sản của người khác.
Thuê người phá hoại tài sản của người khác được xem là đồng phạm của tội phá hoại tài sản của người khác và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thuê người phá hoại tài sản của người khác là hành vi trái pháp luật, người thuê người phá hoại tài sản của người khác được xem là đồng phạm của hành vi cố ý làm hư hỏng, giảm sút giá trị hoặc mất tài sản của người khác và tùy theo mức độ của hành vi mà có thể sẽ bị xử lý hình sự.
Hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như là nhằm thỏa mãn cảm xúc giận dữ của bản thân hoặc xuất phát từ mâu thuẫn trong cuộc sống không thể hòa giải được.
Trong thời gian gần đây, các vụ việc liên quan đến hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác thường xuất phát từ sự ghen tuông cá nhân là chủ yếu. Cũng có rất nhiều trường hợp mâu thuẫn xuất phát từ việc hiểu nhầm chưa được giải quyết dẫn đến hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác và hậu quả làm cho người khác bị thiệt hại về tài sản, thậm chí trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tùy theo mức độ và thiệt hại của hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác mà pháp luật hình sự quy định khung hình phạt khác nhau đối với từng hành vi nói trên.
Thứ nhất, đối với người thực hiện hành vi:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017: “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội…”.
Như vậy, pháp luật hình sự quy định mức phạt nhẹ nhất đối với hành vi phá hoại tài sản của người khác có thể là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nếu thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tài sản là bảo vật quốc gia;... thì trong trường hợp này bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Trường hợp phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Còn trường hợp phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Thứ hai, đối với người thuê
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Theo đó, người thuê người phá hoại tài sản của người khác được xem là đồng phạm đối với tội phá hoại tài sản của người khác và có thể bị xử lý hình sự đối với hành vi này với vai trò là đồng phạm. Tuy nhiên, người thuê người phá hoại tài sản của người khác sẽ không chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người trực tiếp phá hoại tài sản của người khác.
Người thuê và người trực tiếp phá hoại tài sản của người khác ngoài chịu trách nhiệm hành chính, hình sự thì còn phải tiến hành bồi thường cho người bị thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật dân sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Chính vì vậy, người thuê và người thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho người bị thiệt hại theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản này thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, trường hợp trên thì người được thuê đã chặt bỏ tất cả cây trong vườn X tuy nhiên, người được thuê này không biết cây trong vườn không phải là của ông A. Do đó, người được thuê không thuộc vào các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 vì vậy bạn là người được thuê sẽ không bị truy cứu hình sự đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì thiệt hại về tài sản là một trong những yếu tố bắt buộc của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Do đó, nếu chưa có thiệt hại về tài sản xảy ra thì trường trường hợp này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại về tài sản là yếu tố bắt buộc khi tiến hành bồi thường. Như vậy, nếu chưa có thiệt hại xảy ra thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, cụ thể là bồi thường trong trường hợp này.
Trên đây là một số nội dung quy định pháp luật về thuê người phá hoại tài sản của người khác mà NPLaw muốn truyền tải tới quý khách hàng. Nếu các bạn còn những thắc mắc về các nội dung liên quan đến hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng 0913449968. Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, NPLaw luôn tự tin cam kết rằng có thể giải quyết tất cả các vướng mắc của khách hàng liên quan đến hành vi thuê người phá hoại tài sản của người khác và các vấn đề pháp luật khác. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn