Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp vươn xa ra thị trường quốc tế không còn là điều xa lạ. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình này chính là giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS - Certificate of Free Sale). Được coi như một giấy thông hành quan trọng, giấy chứng nhận lưu hành tự do không chỉ xác nhận rằng sản phẩm đã được lưu hành hợp pháp tại quốc gia xuất xứ, mà còn mở ra cánh cửa cho sản phẩm tiếp cận các thị trường quốc tế. Cùng NPLAW tìm hiểu pháp luật quy định như thế nào về giấy chứng nhận lưu hành tự do.
I. Thực trạng xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
Hiện nay, việc xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) có thể phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yêu cầu tài liệu bao gồm giấy phép sử dụng và giấy chứng nhận chất lượng. Thời gian xử lý hồ sơ có thể dao động từ vài ngày đến lâu hơn, tùy vào từng trường hợp.
II. Quy định pháp luật về giấy chứng nhận lưu hành tự do
1. Thế nào là giấy chứng nhận lưu hành tự do
Theo Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về Giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau: “Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.”
2. Điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
Để xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do theo Khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị: Bằng tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó phải nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, nước nhập khẩu, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), và thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có).
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp: Bản sao này cần có dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có): Bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, và các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu.
- Bản sao bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa: Kèm theo cách thể hiện.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
Theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền quản lý và cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể như sau:
Bộ Y tế:
- Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, chất phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên, thuốc lá điếu, sản phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
- Thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
- Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; nông - lâm - thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi.
- Vật tư nông - lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản.
- Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối.
- Phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông - lâm nghiệp, thủy sản; hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật.
Bộ Giao thông Vận tải:
- Các loại phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải.
- Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải.
Bộ Xây dựng:
Bộ Công Thương:
- Vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất.
- Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Sản phẩm công nghiệp thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật.
- Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, cơ quan nêu tại phụ lục này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động.
- Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Sản phẩm báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát.
- Thiết bị viễn thông.
- Viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin.
- Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Tài nguyên, khoáng sản; đo đạc bản đồ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên.
- Thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Các sản phẩm văn hóa.
- Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.
Bộ Quốc phòng:
- Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
Bộ Công an:
- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, vật liệu nổ...sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác, trừ các sản phẩm đã nêu từ khoản 1 đến khoản 13 và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia.
III. Một số thắc mắc về giấy chứng nhận lưu hành tự do
1. Lệ phí cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và quy định của từng cơ quan quản lý, ví dụ như đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì:
Phí cấp CFS cho mẫu dịch tự do (FSC), giấy chứng nhận sản phẩm thuốc (CPP), và các giấy chứng nhận thuốc xuất khẩu: 180.000 đồng mỗi loại thuốc.
Phí cấp giấy chứng nhận thực phẩm ăn chăn nuôi lưu hành tự do tại Việt Nam: 350.000 đồng mỗi sản phẩm/lần

2. Có được gia hạn thời hạn giấy chứng nhận lưu hành tự do không
Việc gia hạn giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hiện chưa có quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý hiện hành tại Việt Nam. Thông thường, sau khi hết hạn, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ xin cấp mới CFS thay vì gia hạn trực tiếp.
3. Số lượng Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu mà thương nhân được quyền yêu cầu cấp là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điểm D, Khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì “Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.” như vậy thương nhân có quyền yêu cầu cấp một hoặc nhiều bản CFS tùy thuộc vào nhu cầu xuất khẩu.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
Theo quy định tại Điểm C, Khoản 3, Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thời hạn để cơ quan cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu “không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do”.
5. Biện pháp chứng nhận lưu hành tự do được áp dụng trong các trường hợp nào?
Biện pháp chứng nhận lưu hành tự do được áp dụng theo Điều 37 Luật Quản lý ngoại thương 2017 trong các trường hợp sau:
- Khi pháp luật quy định hàng hóa phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do.
- Khi có đề nghị từ thương nhân xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa trong trường hợp không thuộc quy định trên.
6. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu được thể hiện bằng ngôn ngữ nào?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu thường Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất thường “thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh”. Căn cứ Điểm , Khoản 3, Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan giấy chứng nhận lưu hành tự do
Trên đây là nội dung bài viết tìm hiểu giấy chứng nhận lưu hành tự do. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn do giấy chứng nhận lưu hành tự do hay các vấn đề khác thì vui lòng liên hệ đến NPLAW, để được chúng tôi tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn