Hiện nay, nhu cầu đọc sách của thị trường Việt Nam đang tăng nhanh cũng như nhu cầu hợp tác giữa các nhà xuất bản trong nước và nhà xuất bản nước ngoài ngày càng lớn. Việc thành lập văn phòng đại diện sẽ giúp cho các nhà xuất bản nước ngoài dễ tiếp cận và tìm hiểu thị trường, phục vụ cho việc hợp tác kinh doanh của nhà xuất bản bên nước ngoài.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú xin tổng hợp và cung cấp đến Quý Khách hàng một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này như sau:
Hội nhập quốc tế là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả lĩnh vực, kể cả đối với lĩnh vực văn hóa, nhất là khi chúng ta đang thực hiện chính sách hợp tác sâu rộng đối với tất cả các nước trên thế giới. Lĩnh vực xuất bản không phải là một ngoại lệ khi ngoài vai trò văn hóa, tư tưởng, nhà nước ta còn coi đây là một ngành “kinh tế - kỹ thuật”.
Tuy nhiên, hiện nay, một số văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhưng xúc tiến chưa hiệu quả. Việc quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất bản ở Luật hiện hành còn thiếu căn cứ pháp lý để xử lý các tình huống thực tiễn, cụ thể: về việc hạn chế hay giới hạn số lượng cổ phiếu nắm giữ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi gián tiếp đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp in, phát hành xuất bản phẩm Việt Nam. Mặt khác, trong tiến trình đàm phán gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương gần đây, các đối tác đều yêu cầu chúng ta phải có sự hội nhập sâu hơn về hoạt động xuất bản khi những quốc gia này thường xếp hoạt động xuất bản vào phân ngành dịch vụ, phân phối thương mại”.
Dưới đây là một số quy định pháp luật về văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài:
Căn cứ vào Điều 8 Luật Xuất bản 2012, nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép mới được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Nghị định 195/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP) quy định như sau:
“Điều kiện thành lập:
a) Nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;
b) Nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện phải thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có trình độ đại học trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.”
- Giới thiệu, trưng bày, triển lãm, quảng cáo hoặc hình thức khác phù hợp với pháp luật Việt Nam về xuất bản phẩm của chính nhà xuất bản đó hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm mà nhà xuất bản đại diện;
- Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác, trao đổi về bản quyền, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện. (theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 195/2013/NĐ-CP)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của Nhà xuất bản nước ngoài được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 2511/QĐ-BTTTT năm 2022.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của Nhà xuất bản nước ngoài gồm những giấy tờ sau đây:
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài:
Văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam cần có trách nhiệm thực hiện:
Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của Nhà xuất bản nước ngoài quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 2511/QĐ-BTTTT năm 2022 như sau:
“Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài
...
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Xuất bản, In và Phát hành
...”
Theo đó, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của Nhà xuất bản nước ngoài.
Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, những tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
“a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Như vậy, nhà xuất bản nước ngoài không nằm trong danh sách tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì thế, nhà xuất bản nước ngoài hoàn toàn có quyền được thành lập công ty tại Việt Nam. Các quy định về thành lập công ty được quy định tại Cam kết WTO, Các Hiệp định thương mại tự do có liên quan, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020.
Các thương nhân nước ngoài khi được cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải nộp lệ phí theo Thông tư 143/2016/TT-BTC.
Mức phí, lệ phí
Mức thu lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài với quy trình, công việc thực hiện gồm
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc về những vấn đề pháp lý liên quan tới nhà xuất bản nước ngoài mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn