Tìm hiểu pháp luật về sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang

Việc sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang được nhiều cơ sở sản xuất trái phép và tràn lan. Không chỉ được bày bán trên thị trường mà còn trên các sàn thương mại điện tử, giá bán các mặt hàng này dao động từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng, bằng khoảng 1/10 giá gốc. Sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang “bắt chước” gần y hệt với “bản chuẩn” gây ra sự nhầm lẫn to lớn cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín, doanh thu của các nhãn hàng.Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

I. Thực trạng sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang hiện nay

Với các tín đồ thời trang, việc sử dụng hàng authentic (hàng chính hãng) như một cách khẳng định về thương hiệu cá nhân cũng là lựa chọn hoàn hảo cho những người có điều kiện. Tuy nhiên, với giá trị cao về chất lượng cũng như mẫu mã nên giá thành ngất ngưởng cùng số lượng có hạn nên việc sở hữu món hàng authentic là một mơ ước của nhiều người dùng. Từ nhu cầu thực tế đó, những mặt hàng nhái lại các sản phẩm auth ra đời được gọi là hàng fake. Vấn nạn sản xuất hàng fake gây tổn thất lớn cho các nhà cung cấp và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet khiến việc tiếp cận và mua bán fake trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, kỹ thuật làm fake cũng ngày càng được cải thiện. Thậm chí, còn xuất hiện cả những nhà máy chuyên làm fake. Các sản phẩm chuẩn được “sao” lại với tỷ lệ, kích thước, vật liệu,… giống như bản “xịn” đến mức khó tin.

II. Quy định pháp luật liên quan đến sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang

1. Sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang là gì?

Sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra các loại hàng giả mạo nhãn hiệu thời trang

Sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang bị xử lý thế nào

2. Sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm đối với cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Thẩm quyền xử lý hành vi sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015.

3. Thẩm quyền xử lý hành vi sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang

Thẩm quyền xử lý hành vi sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Quản lý thị trường, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Thanh tra.

III. Các thắc mắc liên quan đến sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang

1. Sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang nước ngoài có được không?

Theo định nghĩa về “hàng giả” tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, nhà làm luật Việt Nam không giới hạn định nghĩa trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam nên theo đó, hành vi sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang nước ngoài đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Gia công hàng fake có phải là sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang không

2. Gia công hàng fake có phải là sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang không?

Gia công là một hoạt động trong sản xuất theo định nghĩa “Sản xuất” tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, theo đó, gia công hàng fake là sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang.

3. Sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang có bị phạt về tội xâm phạm nhãn hiệu không?

Tội “sản xuất hàng giả” và tội “xâm phạm nhãn hiệu” là hai tội khác nhau theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang sẽ không bị phạt về tội xâm phạm nhãn hiệu.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan