Du nhập văn hóa giữa các quốc gia là xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Các tác phẩm nước ngoài và tác phẩm dịch sang tiếng Việt cũng được ưa chuộng nhiều hơn. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu quy định của pháp luật về tác phẩm dịch sang tiếng Việt?
Các tác phẩm nổi tiếng thế giới thuộc nhiều lĩnh vực được dịch và xuất bản tại Việt Nam ngày càng diễn ra sôi động hơn. Bên cạnh ấn phẩm dịch do dịch giả có uy tín dịch, phát hành thì còn một phần tác phẩm dịch “lậu”, chất lượng kém. Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tác phẩm nước ngoài và tác phẩm dịch sang tiếng Việt thì tất yếu phải nắm rõ quy định về dịch tác phẩm nước ngoài.
Tác phẩm nước ngoài khi dịch sang tiếng Việt được coi là tác phẩm phái sinh theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022): “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.”
Việc dịch tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trừ trường hợp theo Điều 25, 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022).
Như vậy, tác phẩm từ nước ngoài được phép dịch sang tiếng Việt và phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trừ một số trường hợp nhất định.
Theo khoản 1 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022, quyền nhân thân của tác giả gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;”
Theo đó, quyền tài sản theo Điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022 là: “Làm tác phẩm phái sinh;”
Vậy, quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả. Cá nhân, tổ chức chỉ được đổi tên tác phẩm dịch khi được tác giả chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho cá nhân, tổ chức đó.
Theo Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP):
Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm bị xử phạt hành chính như sau
Ngoài ra, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như cải chính công khai, dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm hoặc buộc tiêu hủy.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Như vậy, quyền tác giả của tác phẩm dịch phát sinh ngay khi tác phẩm dịch được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Cá nhân, tổ chức sở hữu tác phẩm dịch có quyền đăng ký quyền tác giả nhưng đây không phải thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả.
Theo khoản 1 Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ: “Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan”.
Theo Điều 1 Quyết định 912/QĐ-BVHTTDL: “Cục Bản quyền tác giả là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng … tổ chức thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan …”
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hiện nay là Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022, quyền tác giả của tác phẩm dịch phát sinh ngay khi tác phẩm dịch được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Khi dịch tác phẩm nước ngoài sang tiếng Việt thì không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ để hưởng quyền tác giả.
Tuy nhiên để đảm bảo việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm dịch nên đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Pháp luật không có quy định riêng về tác phẩm đại trà. Đối với tác phẩm nói chung, pháp luật nghiêm cấm hành vi theo khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022) như sau: “Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này”.
Một số trường hợp sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép tác giả được quy định tại Điều 25, 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022).
Như vậy, khi dịch tác phẩm sang tiếng Việt cần phải có sự đồng ý của tác giả tác phẩm trừ một số trường hợp tại Điều 25, 26 nêu trên.
Như NPLaw đã phân tích nêu trên, khi dịch tác phẩm sang tiếng Việt cần lưu ý:
Bảo hộ tài sản trí tuệ là điều cần thiết giúp cho tổ chức, cá nhân giảm thiểu tổn thất, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Đối với vấn đề tác phẩm dịch sang tiếng Việt, Luật sư NPLaw hỗ trợ khách hàng trong việc:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Website: nplaw.vn
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn