Trong tình hình kinh tế thị trường không ổn định hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tổ chức lại doanh nghiệp nhằm hi vọng có thể vượt qua sự khó khăn chung của nền kinh tế. Một trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được lựa chọn là chia công ty. Tuy nhiên chia công ty là gì, trình tự, thủ tục chia công ty được quy định như thế nào luôn là vấn đề các doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho Quý độc giả các thông tin pháp lý về việc chia công ty.
Được đánh giá là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nền chính trị ổn định, Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn và được trông đợi sẽ là một con rồng Châu Á trong tương lai. Chính vì thế, hoạt động M&A ở Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và hứa hẹn sẽ gia tăng nhanh chóng trong những năm tới. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng thị trường M&A ở Việt Nam đang trở thành một thị trường tiềm năng, với tốc độ phát triển lên tới 30-40%/năm.
Trong giai đoạn sau đại dịch Covid, các công ty có xu hướng cơ cấu lại doanh nghiệp để làm việc, phát triển mạnh mẽ hơn. Hiện nay, việc chia công ty có dấu hiệu chậm lại nhưng không có nghĩa dừng hẳn. Các doanh nghiệp vẫn ít nhiều tìm hiểu và áp dụng hình thức chia công ty để thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh có hiệu quả.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về “Chia công ty”, chia công ty được hiểu là “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới”.
Như vậy, chia công ty là hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nhằm chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên hoặc cổ đông của công ty hiện có thành hai hoặc nhiều công ty mới.
- Phân biệt chia và tách công ty
Điểm giống nhau:
Điểm khác nhau:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 198 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
“4. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty”.
Theo đó, sau khi chia công ty sẽ phát sinh hậu quả pháp lý là công ty bị chia sẽ chấm dứt tồn tại, các công ty mới được chia sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 198 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trình tự, thủ tục chia công ty được xác định như sau:
Bước 1: Tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu của công ty bị chia nhằm thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết.
Bước 2: Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết, quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản 2 Điều 198 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Bước 3: Các công ty mới sau khi chia được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công ty bị chia chấm dứt tồn tại.
Căn cứ khoản 3 Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt tồn tại của công ty bị chia như sau:
“3. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
Như vậy, khi chấm dứt tồn tại của công ty bị chia thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia cũng đồng thời sẽ chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo khoản 3 Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 198 Luật Doanh nghiệp, điều kiện để được tiến hành chia công ty bao gồm điều kiện về loại hình doanh nghiệp và điều kiện về sự thông qua của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ công. Cụ thể, để tiến hành chia công ty, công ty được chia phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Đồng thời, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu của công ty về việc chia công ty cũng phải được thông qua theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Như vậy, điều kiện để chia công ty phụ thuộc vào loại hình công ty và sự thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu của công ty.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 198 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu trên, công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, sau khi chia công ty thì công ty bị chia không còn tồn tại.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến vấn đề chia công ty của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý và thực hiện các thủ tục pháp lý để tiến hành chia công ty. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn