Hồ sơ, thủ tục công nhận cơ sở đủ Điều kiện sửa chữa tàu biển được quy định cụ thể như thế nào? Sau đây NPLAW xin được chia sẻ quy định về công nhận cơ sở đủ Điều kiện sửa chữa tàu biển tới quý khách hàng:
I. Thực trạng nhu cầu sửa chữa tàu biển hiện nay
Việt Nam là một quốc gia biển, có một nửa biên giới giáp với biển từ phía Đông, Nam và Tây Nam bao gồm 3.260km bờ biển từ Bắc vào Nam với nhiều vị trí phù hợp cho sự hình thành và phát triển một hệ thống cảng biển hiện đại. Đây là những tiềm năng to lớn mang tính chất chiến lược để chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Vị trí nước ta cũng kề cận ngay bên nhiều tuyến hàng hải quốc tế, lại thuộc khu vực đang có tốc độ phát triển kinh tế cao và thị trường vận tải biển sôi động, tàu thuyền ra vào thuận tiện, giao lưu với các châu lục nhanh chóng, dễ dàng. Trong thời kì hội nhập của đất nước, với tốc độ tăng trưởng kinh tế, ngoại thương được nâng cao, vận tải hàng hóa bằng đường biển ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn, kéo theo nhu cầu sửa chữa tàu biển ngày càng cao
II. Quy định pháp luật về sửa chữa tàu biển
1. Khái niệm sửa chữa tàu biển
Sửa chữa tàu biển là hoạt động sửa chữa phục hồi tàu biển trên triền đà, ụ tàu hoặc mặt bằng sửa chữa sau khi tàu được đưa lên khỏi mặt nước theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 111/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển.
2. Điều kiện chung để kinh doanh sửa chữa tàu biển
Cụ thể tại Điều 4 Nghị định 111/2016/NĐ-CP, việc kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển phải đáp ứng các điều kiện chung như sau:
- Cơ sở sửa chữa tàu biển là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở sửa chữa tàu biển phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định 111/2016/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ sửa chữa tàu biển
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 111/2016/NĐ-CP, điều kiện về các bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ sửa chữa tàu biển gồm:
Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương.
4. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị được quy định tại Điều 11 Nghị định 111/2016/NĐ-CP, cụ thể: Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.
5. Điều kiện về bảo vệ môi trường
Theo Điều 13 Nghị định 111/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 6 Nghị định 147/2018/NĐ-CP), cơ sở sửa chữa tàu biển phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường như sau:
6. Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng
Cơ sở sửa chữa tàu biển phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc sửa chữa tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động theo quy định tại Điều 14 Nghị định 111/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 6 Nghị định 147/2018/NĐ-CP).
III. Thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện sửa chữa tàu biển
Thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện sửa chữa tàu biển được quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định 111/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận cơ sở đủ Điều kiện sửa chữa tàu biển gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở đủ Điều kiện sửa chữa tàu biển; trả các chi phí liên quan đến việc đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật;
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và thống nhất thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn không quá 05 ngày;
Bước 3: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở. Nếu kết quả đánh giá đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Thông báo cơ sở đủ Điều kiện sửa chữa tàu biển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và công bố danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
Nếu kết quả đánh giá không đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do không đạt trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
IV. Một số câu hỏi phổ biến về cơ sở sửa chữa tàu biển
1. Thẩm quyền công nhận cơ sở đủ điều kiện sửa chữa tàu biển thuộc về cơ quan nào?
Điều 15 Nghị định 111/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền công nhận cơ sở đủ Điều kiện sửa chữa tàu biển như sau: “Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công nhận cơ sở đủ Điều kiện sửa chữa tàu biển theo quy định của Nghị định này và công bố danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.”
2. Thời hạn hiệu lực của Thông báo cơ sở đủ Điều kiện sửa chữa tàu biển là bao lâu?
Thời hạn hiệu lực của Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển là 05 năm tính từ ngày cấp theo quy định tại Điều 17 Nghị định 111/2016/NĐ-CP.
3. Cơ sở sửa chữa tàu biển bị thu hồi thông báo cơ sở đủ điều kiện trong trường hợp nào?
Theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định 111/2016/NĐ-CP, Cục Đăng kiểm Việt Nam thu hồi Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển trong các trường hợp sau:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện sửa chữa tàu biển NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn