Trong quan hệ lao động, phụ lục hợp đồng lao động cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích không chỉ của người lao động mà còn ảnh hưởng tới người sử dụng lao động. Do đó, các bên đều vô cùng cẩn trọng khi tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng lao động. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp các thông tin pháp lý hữu ích, hỗ trợ Quý độc giả thỏa thuận và ký kết phụ lục hợp đồng lao động đúng pháp luật.
Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động”.
Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận không thể tách rời, dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng lao động.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng như sau:
"Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng."
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động”.
Theo quy định nêu trên, phụ lục hợp đồng lao động được hiểu là văn bản quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng hoặc quy định sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới…”
Theo đó, trường hợp các bên có nhu cầu sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc các bên muốn quy định chi tiết một nội dung cụ thể trong hợp đồng lao động thì các bên sẽ thỏa thuận ký kết phụ lục hợp đồng lao động.
Căn cứ theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết."
Việc hợp đồng ký kết bao nhiêu phụ lục không được Bộ luật Dân sự hay pháp luật lao động quy định cụ thể. Do đó, có thể hiểu, khi các bên đạt được thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hoặc một số điều khoản của hợp đồng cần được quy định chi tiết hơn thì đều có thể lập phụ lục hợp đồng mà không giới hạn tối đa bao nhiêu lần.
Theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động”.
Như vậy, phụ lục hợp đồng không thể thay thế hợp đồng lao động do không thể hiện nội dung về thời hạn và pháp luật cũng ưu tiên giải thích theo hợp đồng lao động.
Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động”.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng như sau:
"Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng."
Theo đó, phụ lục hợp đồng lao động là một phần của hợp đồng lao động, trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt sẽ làm chấm dứt hiệu lực của phụ lục hợp đồng lao động.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 22d Bộ luật Lao động 2019, mức lương là một trong cách nội dung được ghi nhận trong hợp đồng lao động.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động”.
Như vậy, việc sửa đổi, điều chỉnh mức lương tại hợp đồng lao động có thể ký kết phụ lục hợp đồng lao động.
Tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau:
“1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động…”
Vì phụ lục hợp đồng quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng cho nên nội dung của phụ lục hợp đồng phải phụ thuộc vào hợp đồng lao động. Nếu trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.
Như vậy, trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì sẽ làm phụ lục hợp đồng chấm dứt theo.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động”.
Theo đó, nội dung về thời hạn của hợp đồng lao động là mục mà phụ lục hợp đồng lao động không được điều chỉnh.
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau:
“Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động”.
Như vậy, trường hợp phụ lục hợp đồng lao động có một số điều khoản có cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Hiện nay, pháp luật lao động không có quy định buộc ngôn ngữ giao kết hợp đồng lao động hay ngôn ngữ ký kết phụ lục hợp đồng lao động là gì. Do đó, việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động bằng tiếng Việt hay tiếng Anh không bị ràng buộc bởi quy định pháp luật.
Tuy nhiên, các bên cần xem xét thỏa thuận sử dụng ngôn ngữ tại hợp đồng lao động để sử dụng phù hợp nội dung thỏa thuận. Trên cơ sở sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hợp đồng lao động, các bên có thể thỏa thuận thống nhất sử dụng tiếng Anh để lập phụ lục hợp đồng lao động nhằm tạo sự thống nhất cao về ngữ nghĩa đối với hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 12, Chương II Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể như sau:
“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; ... theo một trong các mức sau đây:
- Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên”.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định:
“1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.
Như vậy, theo quy định trên, nếu người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức thức phạt tiền, mức phạt cụ thể sẽ căn cứ vào số lượng người lao động mà người sử dụng lao động vi phạm với mức phạt tối đa lên tới 20.000.000 đồng. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức, mức xử phạt áp dụng bằng 02 lần mức xử phạt nêu trên.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến đến phụ lục hợp đồng lao động của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến phụ lục hợp đồng lao động. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn