Tìm hiểu quy định về thanh toán công nợ cùng NPLAW

Việc thanh toán công nợ là một trong những yếu tố then chốt trong việc duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn trong việc này. Để giải quyết vấn đề này, việc hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan đến thanh toán công nợ là rất quan trọng. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng mượn nhà thông qua các nội dung dưới đây.

I. Thực trạng thanh toán công nợ hiện nay

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc các giao dịch kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Việc thanh toán công nợ không còn chỉ là vấn đề tài chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp.

II. Quy định pháp luật về thanh toán công nợ

1. Thanh toán công nợ là gì

Công nợ là một thuật ngữ kế toán rất phổ biến, dùng để chỉ khoản tiền mà cá nhân hoặc doanh nghiệp còn nợ khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc trong các giao dịch kinh doanh khác nhưng chưa thể thanh toán ngay lập tức. Thay vì trả tiền ngay tại thời điểm giao dịch, khoản nợ này sẽ được thanh toán vào một kỳ sau theo thỏa thuận giữa các bên.

Như vậy thanh toán công nợ là quá trình xử lý các khoản nợ phải trả giữa hai bên, thường là giữa người mua và người bán trong các giao dịch thương mại.

2. Quyền và nghĩa vụ các bên khi thanh toán công nợ

Căn cứ tại Điều 16, Điều 17 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ được quy định như sau:

2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ

Quyền của bên mua nợ:

  • Yêu cầu thông tin: Đòi hỏi bên bán nợ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến khoản nợ đã mua, bao gồm thông tin về quá trình hình thành và quản lý khoản nợ.
  • Kế thừa quyền lợi: Thừa kế toàn bộ các quyền của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận và pháp luật.
  • Chuyển giao hồ sơ: Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao hồ sơ và hoàn thành thủ tục để chuyển giao đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng và pháp luật.
  • Thực hiện cam kết: Đòi hỏi bên bán nợ thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đã thỏa thuận.
  • Quyền khác: Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bên mua nợ:

  • Thanh toán đầy đủ và đúng hạn: Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bên bán nợ theo hợp đồng mua bán.
  • Thanh toán chi phí phát sinh: Chi trả các chi phí phát sinh, bao gồm cả phí môi giới (nếu có) theo thỏa thuận.
  • Kế thừa nghĩa vụ: Thừa kế toàn bộ nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận và pháp luật.
  • Thực hiện cam kết: Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

2.2 Quyền và nghĩa của bên bán

Quyền của bên bán nợ:

  • Yêu cầu thanh toán: Bên bán nợ có quyền yêu cầu bên mua nợ thanh toán theo thỏa thuận.
  • Thực hiện nghĩa vụ cam kết: Bên bán nợ có quyền yêu cầu bên mua nợ thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết.
  • Các quyền khác: Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bên bán nợ:

Thông báo bằng văn bản: Bên bán nợ có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên liên quan về việc bán nợ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán nợ. Trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc theo thỏa thuận, việc thông báo bằng văn bản có thể được thực hiện trước khi ký kết hợp đồng mua bán nợ.

Cung cấp thông tin: Bên bán nợ phải cung cấp các thông tin liên quan đến khoản nợ được bán theo yêu cầu của bên mua nợ, đảm bảo tuân thủ pháp luật và các thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng và hợp đồng bảo đảm

Chuyển giao hồ sơ: Bên bán nợ phải chuyển giao đầy đủ, đúng hạn nguyên trạng hồ sơ khoản nợ theo thỏa thuận cho bên mua nợ.

Chuyển giao quyền và nghĩa vụ: Bên bán nợ phải chuyển giao nguyên trạng quyền và nghĩa vụ đối với khoản nợ được bán, bao gồm quyền và nghĩa vụ đối với biện pháp bảo đảm và bảo hiểm của khoản nợ (nếu có), cho bên mua nợ theo hợp đồng và pháp luật.

Thanh toán chi phí phát sinh: Bên bán nợ phải thanh toán các chi phí phát sinh, bao gồm cả phí môi giới (nếu có), trong quá trình mua bán nợ theo thỏa thuận.

Thực hiện nghĩa vụ khác: Bên bán nợ phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định pháp luật.

3. Làm sao để các bên tuân thủ thanh toán công nợ

Đây là một số biện pháp giúp các bên tuân thủ thanh toán công nợ

Thiết lập hợp đồng rõ ràng và chi tiết: Hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và hậu quả của việc không tuân thủ thanh toán. Điều này giúp các bên hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

Áp dụng hệ thống quản lý công nợ hiệu quả: Sử dụng phần mềm quản lý công nợ để theo dõi các khoản nợ, nhắc nhở về thời hạn thanh toán và cảnh báo sớm về các khoản nợ quá hạn.

Đưa ra các biện pháp khuyến khích thanh toán sớm: Cung cấp các ưu đãi cho bên nợ nếu họ thanh toán sớm hoặc đúng hạn, ví dụ như giảm giá hoặc chiết khấu.

Thực hiện kiểm tra tín dụng trước khi giao dịch: Kiểm tra khả năng tài chính và lịch sử tín dụng của đối tác trước khi ký hợp đồng để đảm bảo họ có khả năng thanh toán đúng hạn.

Thiết lập quy trình nhắc nhở và thu hồi nợ: Thực hiện các cuộc gọi nhắc nhở, gửi thư nhắc nhở và sử dụng dịch vụ thu hồi nợ nếu cần thiết.

Bảo vệ quyền lợi bằng pháp lý: Sử dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình, bao gồm việc yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc kiện tụng nếu cần thiết.

III. Giải đáp một số câu hỏi về thanh toán công nợ

1. Công nợ không thanh toán có phát sinh lãi không

Có, công nợ không thanh toán đúng hạn thường sẽ phát sinh lãi căn cứ tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.” Các lãi suất chậm trả thường được quy định cụ thể trong hợp đồng giữa các bên. Nếu không có thỏa thuận về lãi suất chậm trả, thì thường sẽ áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Thu hồi công nợ chưa thanh toán bằng cách nào

Có 2 cách hiệu quả về việc thu hồi công nợ phổ biến nhất hiện nay bao gồm pháp luật và thương lượng: 

  • Thu hồi nợ bằng pháp luật: Đây là hình thức thu hồi các khoản nợ thông qua việc thực hiện theo các quy định pháp luật. Bao gồm việc khởi kiện hoặc tố giác tại tòa án, hoặc hợp tác với các cơ quan chức năng để buộc bên nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Thu hồi nợ qua thương lượng: Đây là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng cách sử dụng kỹ năng đàm phán và ảnh hưởng tâm lý, tình cảm để thuyết phục khách nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

3. Đòi công nợ như thế nào là trái pháp luật?

Các hành vi đòi công nợ bị coi là trái pháp luật bao gồm:

  • Sử dụng bạo lực hoặc đe dọa: Bất kỳ hình thức bạo lực hoặc đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, hoặc tài sản của người nợ đều là hành vi phạm pháp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Sỉ nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm: Sử dụng ngôn từ xúc phạm, bôi nhọ danh dự hoặc nhân phẩm của người nợ.
  • Khủng bố tinh thần: Gọi điện liên tục, nhắn tin liên tục hoặc có những hành vi gây áp lực tinh thần cho người nợ và gia đình họ.
  • Xâm phạm quyền riêng tư: Tiết lộ thông tin cá nhân của người nợ cho người khác mà không có sự đồng ý của họ.
  • Thu giữ tài sản bất hợp pháp: Thu giữ tài sản của người nợ mà không có sự đồng ý hoặc không có phán quyết của tòa án.

4. Có thể tự ý thanh toán công nợ bằng ngoại tệ hay các phương thức khác không nằm trong thỏa thuận không?

Không, căn cứ theo Căn cứ theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Như vậy không được tự ý thanh toán bằng ngoại tệ nếu không thuộc trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Còn việc thanh toán theo phương thức khác thì phải trao đổi và đạt được sự đồng ý từ các bên liên quan trước khi thực hiện.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về thanh toán công nợ

Trên đây là nội dung bài viết tìm hiểu về thanh toán công nợ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề thanh toán công nợ hay các vấn  đề khác thì vui lòng liên hệ đến NPLAW, để được chúng tôi tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan