Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ và mang lại nhiều thách thức trong việc bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như quy định về ngoại lệ của quyền tác giả nói riêng để phù hợp với những tiến bộ của công nghệ thông tin và đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo và công chúng trong xã hội hiện đại. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về giám định quyền tác giả.
Hiện nay, việc giám định quyền tác giả ngày càng đang được phổ biến rộng rãi, tuy nhiên do tính phức tạp và đa dạng có riêng ở lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan mà hoạt động giám định vẫn chưa thể bắt đầu chừng nào chưa có Thông tư hướng dẫn về quy trình giám định.
Giám định quyền tác giả pháp luật quy định cụ thể sau đây:
Giám định quyền tác giả, quyền liên quan là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL.
Lĩnh vực giám định về quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL quy định như sau:
a) Giám định quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại Điều Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi năm 2009, 2022.
b) Giám định quyền liên quan đối với các đối tượng quyền liên quan quy định Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan cần đảm bảo được nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật
- Trung thực, chính xác, khách quan.
- Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan trong phạm vi được yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định.
Hồ sơ, thủ tục giám định quyền tác giả được pháp luật quy định như sau:
- Văn bản yêu cầu giám định trong đó gồm những nội dung chủ yếu sau
+ Tên và địa chỉ của các nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;
+ Số CMND hoặc số quyết định thành lập hoặc số giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, ngày cấp, nơi cấp của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;
+ Số điện thoại, Fax, E-mail của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;
+ Tư cách yêu cầu giám định (tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan; người có quyền, lợi ích liên quan; tư cách khác);
+ Căn cứ yêu cầu giám định;
+ Nội dung yêu cầu giám định;
+ Các nội dung liên quan khác.
- Các tài liệu kèm theo:
+ Các mẫu cần giám định
+ Các tài liệu chứng minh về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, các đối tượng quyền liên quan;
Bước 1: Tổ chức cá nhân có yêu cầu giám định và nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu giám định đến giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định.
Bước 2: Giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định, tiến hành dự toán chi phí thực hiện giám định, thỏa thuận và thực hiện ký kết hợp đồng giám định với tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định, trừ trường hợp từ chối thực hiện giám định theo luật quy định
Bước 3: Giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định từ chối thực hiện giám định đối với một trong các trường hợp sau:
a) Không thuộc chuyên ngành giám định quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL;
b) Các quy định tại điểm b khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 44 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 119/2010/NĐ-CP.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020), tùy từng trường hợp thì kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký của những đối tượng sau đây:
- Trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp;
- Trường hợp yêu cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định tư pháp phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định;
- Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định, người đứng đầu tổ chức còn phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp;
Cá nhân có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
- Cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan;
- Cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan.
Giám định viên tư pháp có thể từ chối thực hiện giám định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định;
- Đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng;
- Thời gian không đủ để thực hiện giám định;
- Tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm.
Chi phí giám định tư pháp trong hoạt động giám định tư pháp được quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), bao gồm các khoản chi phí:
- Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định.
- Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị
- Chi phí vật tư tiêu hao
- Chi phí sử dụng dịch vụ
- Các chi phí khác
Thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan là 03 tháng được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
Trên đây là những thông tin xoay quanh giám định quyền tác giả. Để có thể giải đáp thắc mắc về vấn đề giám định quyền tác giả, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất!
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn