TÌM HIỂU VẤN ĐỀ TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU CÙNG NPLAW

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, bên cạnh đó sự cạnh tranh của các nhà kinh doanh, sản xuất cũng ngày càng khốc liệt để chiếm vững vị trí trong thị trường thì người ta càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thương hiệu định hình nên sản phẩm, hàng hóa của họ. Kéo theo đó là hàng loạt tranh chấp thương hiệu xảy ra mà người kinh doanh phải tỉnh táo bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của một thương hiệu. 

Vậy thực trạng tranh chấp thương hiệu hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về tranh chấp thương hiệu ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến tranh chấp thương hiệu?

Thực trạng tranh chấp thương hiệu hiện nay

Để giải đáp vướng mắc này, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

I. Thực trạng tranh chấp thương hiệu hiện nay

Có thể nói, thương hiệu là thứ đại diện cho doanh nghiệp, là bộ mặt của doanh nghiệp và cũng là thứ mang lại rất nhiều lợi nhuận. Hiện nay trên thị trường có hàng triệu thương hiệu tồn tại, mỗi năm cũng có thêm hàng trăm ngàn thương hiệu mới xuất hiện. Việc ngày càng có thêm nhiều thương hiệu thì sự cạnh tranh trên thị trường lại càng khốc liệt hơn. Và như một quy luật chung, ở đâu có cạnh tranh, thì tất yếu sẽ xảy ra tranh chấp, đặc biệt là một thứ mang lại nhiều lợi nhuận cũng như sức hút như thương hiệu. Việc các doanh nghiệp mới sáng tạo ra thương hiệu mới của chính mình thì rất dễ trùng lặp với các thương hiệu đã có trên thị trường, dù chỉ là một chi tiết nhỏ cũng sẽ dẫn đến nguy cơ tranh chấp.

Tìm hiểu về tranh chấp thương hiệu

Tranh chấp thương hiệu là một loại tranh chấp rất đa dạng, phức tạp, vì vậy, việc hiểu rõ về thương hiệu cũng như những quy định pháp luật khi mà tranh chấp xảy ra rất cần thiết đối với doanh nghiệp.

II. Tìm hiểu về tranh chấp thương hiệu

Cùng tìm hiểu tranh chấp thương hiệu qua các vấn đề sau:

1. Tranh chấp thương hiệu là gì?

Hiện nay, thuật ngữ “thương hiệu” đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng như các luật chung khác không có một định nghĩa cụ thể. Dựa trên thực tế mà nó được biết đến là một thuật ngữ được dùng nhiều trong marketing, nó có thể là tên, là một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa/dịch vụ này với hàng hóa/dịch vụ khác của những người kinh doanh, sản xuất khác nhau.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình hay vô hình) đặc biệt để nhận biết một hàng hóa hay dịch vụ nào đó được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức nào đó.

Ví dụ, khi nhắc đến thương hiệu Louis Vuitton thì người ta sẽ nghĩ đến một thương hiệu thời trang cao cấp, xa xỉ bậc nhất thế giới, nổi bật với họa tiết chữ LV lồng vào nhau và hoa bốn thùy cộp mác thương hiệu trên sản phẩm.

Nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp thương hiệu

Để bảo hộ thương hiệu, chúng ta cần bảo hộ được hình ảnh thương mại, tên thương hiệu, biểu trưng, biểu tượng, nhãn hiệu, nhạc hiệu,.. của công ty và danh tiếng của công ty đó.

Như vậy, tranh chấp thương hiệu là những tranh chấp giữa các công ty với nhau về các yếu tố hữu hình (nhãn hiệu, hình ảnh thương mại, thiết kế, biểu tượng,..) và vô hình (danh tiếng).

2. Nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp thương hiệu

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp thương hiệu, cụ thể như sau:

+ Doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu. Trong khi đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Như vậy, muốn độc quyền sở hữu thương hiệu thì doanh nghiệp phải tiến hành việc đăng ký và được cấp bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp đặc biệt khác.

+ Doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia mà mình tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trường hợp doanh nghiệp đó đưa sản phẩm trí tuệ của mình ra thị trường quốc tế. Nếu điều này xảy ra, có thể doanh nghiệp đó không được phép xuất khẩu, thậm chí đứng trước việc bị mất thương hiệu.

+ Do có một số đối tượng lợi dụng doanh nghiệp không hoặc chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu mà thừa cơ dùng thương hiệu đó để đăng ký bảo hộ dưới tên mình. Trường hợp này không phải hi hữu mà nó vẫn tồn tại rất nhiều trên thực tế.

3. Một số tranh chấp thương hiệu thường gặp

Các trường hợp tranh chấp thương hiệu thường gặp như sau:

  • Tranh chấp nhãn hiệu

+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ thuộc với phạm vi bảo hộ hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.

+ Sử dụng dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

+ Sử dụng dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ thuộc với phạm vi bảo hộ hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.

+ Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.

+ Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng mà hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

  • Các tranh chấp khẩu hiệu
  • Các tranh chấp tên miền
  • Các tranh chấp kiểu dáng

 III. Quy định pháp luật về tranh chấp thương hiệu

Quy định của pháp luật về tranh chấp thương hiệu được quy định cụ thể như sau:

1. Cách giải quyết về tranh chấp thương hiệu

Tranh chấp thương hiệu nói riêng và tranh chấp sở hữu nói riêng là những tranh chấp có tính đa dạng và phức tạp cao. Các phương thức giải quyết tranh chấp này bao gồm:

+ Thương lượng: đây là phương thức giải quyết mang tính nội bộ, các bên thỏa thuận theo nguyên tắc tự do mà không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật.

+ Hòa giải: Các bên có thể hòa giải trong tố tụng hoặc hòa giải ngoài tố tụng. Cơ quan hòa giải ngoài tố tụng có thể là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc giải quyết bằng trọng tài thương mại.

+ Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: các bên trong tranh chấp có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp thương hiệu sẽ được giải quyết bằng trọng tài. Khi đó, hội đồng trọng tài của trung tâm trọng tài được chỉ định sẽ được lập ra để giải quyết và phán quyết của hội đồng trọng tài có tính chất bắt buộc với các bên. Nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài mà một trong các bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý.

 Hồ sơ giải quyết tranh chấp thương hiệu

+ Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Tòa án: một trong các bên có thể tự mình khởi kiện tại Tòa án nếu có tranh chấp thương hiệu. Trình tự, thủ tục xử lý các tranh chấp thương hiệu nói riêng và các tranh chấp về dân sự, thương mại nói chung được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

2. Hồ sơ giải quyết tranh chấp thương hiệu

Đối với trường hợp tiến hành khởi kiện ra Tòa án, thì hồ sơ khởi kiện bao gồm:

+ Đơn khởi kiện (Theo Mẫu số 23-DS thuộc Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành)

+ Văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu (bản gốc, bản sao có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp bằng bảo hộ)

+ Chứng cứ chứng minh về việc có vi phạm xảy ra

+ Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm đối với thương hiệu cho bên có hành vi vi phạm; trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm đó và chứng cứ chứng minh bên vi phạm đó không chấm dứt hành vi vi phạm

+ Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến tranh chấp thương hiệu

Trong quá trình tranh chấp thương hiệu có thể gặp những vướng mắc sau:

1.  Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương hiệu?

Tranh chấp thương hiệu là một trong các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại của mình.

(Theo điểm d khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022)

2. Thời hiệu khởi kiện về tranh chấp thương hiệu là bao lâu?

Đối với tranh chấp thương hiệu liên quan đến hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm (Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015).

Đối với các tranh chấp thương hiệu được xác định là tranh chấp thương mại thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm (Theo Điều 319 Luật Thương mại 2005).

3. Cần phải làm gì để tránh xảy ra tranh chấp thương hiệu?

Xuất phát từ những nguyên nhân xảy ra tranh chấp thương hiệu, doanh nghiệp có thể phòng ngừa tranh chấp này bằng cách đăng ký bảo hộ độc quyền thương mại cho các thương hiệu mà doanh nghiệp nắm giữ thuộc các danh mục cần bảo hộ sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký bảo hộ giúp tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, và thông qua việc bảo hộ của Nhà nước, thương hiệu được bảo hộ một cách toàn vẹn nhất.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến tranh chấp thương hiệu

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến tranh chấp thương hiệu với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin liên quan đến tranh chấp thương hiệu;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc và định hướng giải quyết tranh chấp thương hiệu cho khách hàng;

- Xây dựng hồ sơ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng bị xâm phạm;

- Đại diện làm việc với các bên có liên quan, tham dự các buổi hòa giải, xét xử tại Tòa án.

 Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tranh chấp thương hiệu NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp