Tìm hiểu về áp dụng pháp luật nước ngoài

Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế, xu hướng hội nhập giữa các nước, Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước Viên, Hiệp định thương mại (CPTPP, EVFTA, AFTA và các hiệp định khác)… Điều này, đã tăng cường việc áp dụng pháp luật giữa các nước. Vậy, áp dụng pháp luật nước ngoài khi nào? Việt Nam đã có những quy định gì về vấn đề này? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau.

Thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam hiện nay 

I.  Thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam hiện nay 

Với sự phát triển của hoạt động thương mại, việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam đã có sự tiến triển vượt bậc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng giao thương với các nước khác, từ đó, nhiều hợp đồng đã được ký kết với hình thức song ngữ. Hơn nữa, trong hợp đồng, các bên đã vận dụng quy định pháp luật của các nước để điều chỉnh hợp đồng một cách có hiệu quả. Cho thấy, việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam đã có sự linh hoạt hơn so với trước đây.

II. Quy định pháp luật liên quan đến áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam 

Quy định pháp luật liên quan đến áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam 

1. Khi nào cần áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam?

Hiện nay, lĩnh vực dân sự có yếu tố nước ngoài là lĩnh vực mà việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam được vận dụng thường xuyên nhất. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài được đặt ra với các trường hợp sau:

+ Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

VD: Việt Nam là thành viên của Công ước Viên 1980, trừ những điều khoản bị bảo lưu, Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ những điều khoản mà Việt Nam đã ký kết.

+ Các bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 664 Bộ Luật dân sự 2015. 

VD: A là thương nhân Việt Nam, B là thương nhân của Mỹ thỏa thuận lựa chọn pháp luật của Pháp để điều chỉnh về hoạt động mua bán.

+ Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Lúc này, quy phạm xung đột tồn tại ở hai nguồn là điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên hoặc pháp luật quốc gia.

VD: A là công nhân Việt Nam kết hôn với B - người Hàn Quốc, tại Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có đề cập, trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Lúc này ông B phải tuân theo pháp luật của Hàn Quốc và pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

2. Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam 

Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015, để áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam thì:

- Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; 

- Nội dung của pháp luật nước ngoài phải được xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

3. Tại sao cần áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam 

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết và không thể tránh khỏi trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vì các lý do sau: 

- Đảm bảo công bằng và minh bạch: Trong các giao dịch, tranh chấp có yếu tố nước ngoài, việc áp dụng pháp luật nước ngoài giúp đảm bảo quyền lợi của các bên được bảo vệ một cách công bằng và minh bạch. 

- Tăng cường hợp tác quốc tế: Việc áp dụng pháp luật nước ngoài giúp tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp lý, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các quốc gia khác. 

- Thúc đẩy thu hút đầu tư: Việc áp dụng pháp luật nước ngoài có thể làm gia tăng sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút thêm nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. 

- Phù hợp với quy định của luật quốc tế: Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận quốc tế. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là để tuân thủ các quy định này.

III. Các thắc mắc liên quan đến áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam 

Các thắc mắc liên quan đến áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam 

1. Pháp luật nước ngoài áp dụng giao dịch dân sự tại Việt Nam được không? 

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng cho các giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài theo Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: 

- Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. 

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên. 

- Pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam? 

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam tuân theo các nguyên tắc sau: 

- Nguyên tắc tự nguyện: Các bên trong một giao dịch hoặc tranh chấp có quyền tự chọn áp dụng pháp luật của một quốc gia cụ thể. 

- Nguyên tắc nhất quán: Một khi đã chọn áp dụng pháp luật của một quốc gia, các bên không được thay đổi lựa chọn này trừ khi có sự đồng ý của tất cả các bên. 

- Nguyên tắc không vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia: Pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng khi không vi phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia và trật tự công cộng của Việt Nam. - Nguyên tắc không vi phạm đạo đức xã hội: Pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng khi không vi phạm đạo đức xã hội của Việt Nam. 

-Nguyên tắc gần gũi nhất: Trong trường hợp không có sự thỏa thuận về việc chọn pháp luật, thì sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia có mối liên hệ gần gũi nhất với giao dịch hoặc tranh chấp. 

- Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật quốc tế: Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa pháp luật nước ngoài và luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì ưu tiên áp dụng luật quốc tế.

3. Trường hợp nào không được áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam? 

Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp không được áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam gồm:

- Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; 

- Nội dung của pháp luật nước ngoài không được xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là những thông tin xoay quanh về áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968 

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan