Trong lĩnh vực Bản đồ và Địa lý, có nhiều loại bản đồ khác nhau phục vụ cho những nhu cầu và mục đích sử dụng cụ thể. Ví dụ các loại bản đồ chính trị, bản đồ vật lý, bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề và bản đồ tham khảo chung. Vậy bản đồ địa hình thì được quy định như thế nào và cách ứng dụng bản đồ vào thực tế ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 thì bản đồ địa hình được định nghĩa như sau:
“Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.”
Bản đồ địa hình chính là một mô hình đồ họa về mặt đất, nó cho ta khả năng nhận thức bề mặt địa lý bằng cái nhìn tổng quát, dễ thấy, dễ lấy thông tin, đếm đọc chi tiết hoặc đo đạc chính xác. Trên bản đồ địa hình thể hiện tọa độ, độ cao của bất kỳ điểm nào trên mặt đất, xác định được khoảng cách giữa hai điểm… Ngoài ra bản đồ địa hình còn phản ánh được các định tính, định lượng, định hình, trạng thái của các yếu tố địa lý và ghi chú địa danh của chúng.
Mục đích sử dụng bản đồ địa hình như sau:
– Bản đồ địa hình được dùng làm tài liệu cơ bản để thành lập các bản đồ chuyên đề, bản đồ địa lý chung có tỉ lệ nhỏ hơn.
– Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500 và 1/1000 để lập thiết kế kỹ thuật các xí nghiệp công nghiệp và các trạm phát điện, dùng để tiến hành công tác thăm dò và tìm kiếm thăm dò chi tiết, tính toán trữ lượng các khoáng sản có ích.
– Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/2000 và 1/5000 được dùng để thiết kế mặt bằng của các thành phố và các điểm dân cư khác, được dùng trong công tác quy hoạch
– Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10000 và 1/25000 thường dùng trong công tác quy hoạch ruộng đất, quản lý ruộng đất, khảo sát các phương án quy hoạch thành phố, dùng để chọn các tuyến đường sắt và đường ôtô, làm cơ sở đo vẽ thổ nhưỡng thực vật, thiết kế các công trình thủy nông
– Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50000 và 1/100000 được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế quốc dân, dùng trong công tác quy hoạch và tổ chức các vùng kinh tế, dùng để nghiên cứu các vùng về địa chất thủy văn… Các bản đồ tỉ lệ 1/100000 là cơ sở địa lý thành lập các bản đồ chuyên đề tỉ lệ lớn và trung bình.
Yêu cầu đối với bản đồ địa hình như sau:
– Bản đồ phải được trình bày rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng nhanh chóng ngoài thực địa.
– Các yếu tố thể hiện trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác, mức độ chi tiết của bản đồ được xác định dựa vào mục đích sử dụng của bản đồ và đặc điểm của khu vực đó.
– Có đầy đủ các đặc điểm và tính chất chung của bản đồ địa lý.
Trên bản đồ địa hình thể hiện 7 nội dung: địa vật định hướng, thủy hệ, dân cư, mạng lưới đường giao thông và đường dây liên lạc, dáng đất và chất đất, lớp phủ thực vật thổ nhưỡng, ranh giới phân chia hành chính - chính trị.
Vai trò của việc thành lập bản đồ địa hình trong việc sử dụng công nghệ địa lý, tạo ra các bản đồ địa hình chính xác và chi tiết để giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường mục tiêu. Bản đồ địa hình cũng có thể giúp tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của mình, từ quảng cáo đến bán hàng. Đặc biệt có thể giúp trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải…bản đồ dùng để khảo sát, thiết kế, nhất là các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Trong nông nghiệp, bản đồ dùng để quy hoạch, quản lý đất đai, phân vùng quy hoạch đất, xây dựng thủy lợi. Trong kinh tế – xã hội: Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong ngành Du lịch. Bản đồ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quy hoạch định hướng phát triển kinh tế cho mỗi quốc gia, mỗi ngành kinh tế xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 thì bản đồ địa hình được định nghĩa như sau:
“Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là tập hợp bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, dãy tỷ lệ quy định, trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.”
Vậy, Bản đồ địa hình chính là một mô hình đồ họa có khả năng nhận thức bề mặt địa lý bằng cái nhìn tổng quát, dễ thấy, dễ lấy thông tin, đếm đọc chi tiết hoặc đo đạc chính xác.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định là Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam. Còn đối với cơ quan trực tiếp thực hiện việc cấp giấy phép đo đạc bản đồ là Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường
Quy định bản đồ địa hình là một trong những loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Cho nên, việc sao chép bản đồ địa hình phải có sự đồng ý của tác giả.
Căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì hành vi xâm phạm quyền sao chép bản đồ địa hình sẽ bị xử phạt nhẹ nhất là 15.000.000 đồng nặng nhất là 35.000.000 đồng.
Theo quy định tại Điều 29 Luật đo đạc và bản đồ 2018 các hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép, trong đó sản xuất bản đồ địa hình phải xin giấy phép. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép theo quy định của Chính phủ.
Mỗi tổ chức được cấp một giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho một hoặc một số nội dung kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có giá trị trong cả nước, có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
Trên đây là những thông tin xoay quanh bản đồ địa hình. Để có thể giải đáp thắc mắc về vấn đề về bản đồ địa hình, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất!
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn