TÌM HIỂU VỀ CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN MỀM

Hiện nay, việc chuyển nhượng phần mềm đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Vậy chuyển nhượng phần mềm là gì? Pháp luật quy định như thế nào về chuyển nhượng phần mềm. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau:

Nhu cầu chuyển nhượng phần mềm hiện nay 

I. Nhu cầu chuyển nhượng phần mềm hiện nay 

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghệ, cũng như sự gia nhập của các công ty quốc tế, đã tạo ra nhu cầu lớn cho việc chuyển nhượng phần mềm. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin, bao gồm cả việc khuyến khích M&A để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành. Điều này có thể dẫn đến việc tăng cường hoạt động chuyển nhượng phần mềm giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu chuyển nhượng phần mềm ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng.

II. Quy định pháp luật về chuyển nhượng phần mềm 

Quy định pháp luật về chuyển nhượng phần mềm 

1. Chuyển nhượng phần mềm là gì? 

Phần mềm được hiểu là tập hợp các chỉ dẫn hoặc dữ liệu được lập trình để cho phép máy tính thực hiện một loạt các nhiệm vụ cụ thể. Phần mềm bao gồm các chương trình máy tính, thư viện và dữ liệu liên quan. Nói chung, phần mềm có thể được chia thành ba loại chính: Phần mềm hệ thống; phần mềm ứng dụng; phần mềm tiện ích.

Do vậy, chuyển nhượng phần mềm được hiểu là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một sản phẩm phần mềm từ một cá nhân hoặc tổ chức này sang cá nhân hoặc tổ chức khác. Quá trình này thường được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng giữa các bên liên quan.

2. Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng phần mềm 

Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng phần mềm (như chương trình máy tính, thông tin dữ liệu....) là một trong các dạng thu nhập bản quyền thuộc trường hợp tính thuế. Bên cạnh đó, tại Điều 16 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định, thu nhập chịu thuế từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng. Do vậy, hoạt động chuyển nhượng phần mềm có giá trị trên 10 triệu đồng trở lên từ hoạt động chuyển nhượng phần mềm thì phải nộp thuế. Hơn nữa, tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 có quy định, mức thuế suất đối với thu nhập từ bản quyền là 5%. Vì vậy, khi tiến hành hoạt động chuyển nhượng phần mềm thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất 5% và giá trị chuyển nhượng từ 10 triệu trở lên tương ứng với công thức sau: 

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất 5%.

3. Thủ tục chuyển nhượng phần mềm 

Việc chuyển nhượng phần mềm được thực hiện khi hai bên tiến hành việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần mềm. Hợp đồng này được thực hiện từ người sở hữu hiện tại sang người sở hữu mới thông qua một thỏa thuận chuyển nhượng rõ ràng và chi tiết. Thỏa thuận này nên chỉ rõ các quyền nào được chuyển giao (ví dụ: toàn bộ hay chỉ một số quyền cụ thể) và điều kiện của việc chuyển giao.Việc ký kết này phải đảm bảo các quy định pháp luật hiện hành. 

III. Các thắc mắc liên quan đến chuyển nhượng phần mềm

Các thắc mắc liên quan đến chuyển nhượng phần mềm 

1. Chuyển nhượng phần mềm có bắt buộc ký kết hợp đồng không? 

Hợp đồng chuyển nhượng phần mềm cũng được xem là một loại hình của Hợp đồng thương mại. Vì vậy, phải tuân theo các quy tắc chung của luật pháp liên quan đến Hợp đồng thương mại và Hợp đồng dân sự. Nên các bên khi tiến hành giao dịch thì phải thực hiện việc ký kết hợp đồng, để đảm bảo rằng cả người bán và người mua đều hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận. Bên cạnh đó, hợp đồng này là cần thiết vì nó cung cấp một tài liệu pháp lý xác định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên; ngoài ra còn giúp phòng ngừa tranh chấp trong tương lai bằng cách ghi chép chi tiết về những gì đã được thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, hợp đồng này sẽ là nguồn chứng cứ pháp lý quan trọng có thể được sử dụng tại Tòa án hoặc Trọng tài.

2. Hợp đồng chuyển nhượng phần mềm gồm những nội dung gì? 

Hợp đồng chuyển nhượng phần mềm gồm những nội dung sau:

- Thông tin các bên tham gia

- Đối tượng Hợp đồng (mô tả phần mềm)

- Quyền sở hữu trí tuệ với phần mềm

- Điều kiện chuyển giao

- Giá cả và phương thức thanh toán

- Bảo hành và hạn chế

- Chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng phần mềm

- Giải quyết tranh chấp

- Điều khoản chung…..

Vì vậy, khi các bên tiến hành soạn thỏa hợp đồng chuyển nhượng, cần phải có những nội dung chủ yếu nêu trên để đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh quan trọng được xem xét và ghi nhận một cách rõ ràng.

3. Chuyển nhượng phần mềm có cần đăng ký bản quyền lại không? 

Theo quy định pháp luật, việc đăng ký bản quyền phần mềm không là điều kiện bắt buộc đối với tác giả hay chủ sở hữu. Điều này xuất phát từ nguyên tắc quyền tác giả tự nhiên được công nhận ngay khi tác phẩm được sáng tạo và hình thành dưới dạng nhận biết được, không cần thông qua bất kỳ thủ tục đăng ký nào.

4. Trường hợp phần mềm đó vi phạm pháp luật thì sau khi chuyển nhượng ai là người chịu trách nhiệm trước pháp luật? 

Trong trường hợp phần mềm vi phạm pháp luật, việc xác định trách nhiệm pháp lý có thể phức tạp và tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thời điểm vi phạm xảy ra, điều khoản của hợp đồng chuyển nhượng, và quy định cụ thể của pháp luật liên quan. 

- Nếu vi phạm xảy ra trước khi chuyển nhượng, người chịu trách nhiệm có thể là chủ sở hữu ban đầu hoặc tác giả của phần mềm. Tuy nhiên, nếu hợp đồng chuyển nhượng bao gồm các điều khoản miễn trừ hoặc bảo đảm rằng người mua không chịu trách nhiệm cho các vấn đề pháp lý tồn tại trước đó, người bán có thể vẫn cần chịu trách nhiệm. 

- Nếu vi phạm xảy ra sau khi chuyển nhượng và người mua đã là chủ sở hữu mới của phần mềm, người mua có thể sẽ là người chịu trách nhiệm. Điều này cũng tùy thuộc vào việc liệu người mua có biết về hoặc tiếp tục việc vi phạm sau khi nhận quyền sở hữu hay không. 

Vì vậy, để xác định rõ ràng ai là người chịu trách nhiệm trong từng tình huống cụ thể, cần xem xét các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng và áp dụng theo quy định của pháp luật liên quan.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến chuyển nhượng phần mềm

Trên đây là những thông tin xoay quanh về chuyển nhượng phần mềm. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về chuyển nhượng phần mềm. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: