Đấu thầu hiện nay là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với các nhà đầu tư, là quá trình mà các chủ thể là những chủ đầu tư lựa chọn ra một nhà thầu mà nhà thầu đó cần phải đáp ứng các yêu cầu của những chủ đầu tư. Việc đấu thầu là một hình thức thể hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và để các chủ đầu tư lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư. Vậy đấu thầu khối lượng được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định đấu thầu khối lượng là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng giấy tờ có giá dự thầu của các thành viên, khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
Các loại phương thức đấu thầu khối lượng hiện nay theo Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-NHNN gồm các trường hợp:
- Ngân hàng Nhà nước bán (phát hành) tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức đấu thầu khối lượng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước cần thông báo lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.
- Phương thức đấu thầu khối lượng trong trường hợp xét thầu trên cơ sở khối lượng giấy tờ có giá dự thầu của các thành viên, khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định đặc trưng của đấu thầu khối lượng như sau:
- Lãi suất đấu thầu: Ngân hàng Nhà nước công bố cho tổ chức tín dụng trước mỗi phiên đấu thầu.
- Khối lượng giấy tờ có giá cần mua/bán: Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo trước mỗi phiên đấu thầu.
- Nội dung dự thầu: khối lượng giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng muốn mua/bán tại mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố.
- Xét thầu
Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các thành viên bằng hoặc thấp hơn khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước thì khối lượng trúng thầu bằng tổng khối lượng dự thầu của các thành viên và khối lượng trúng thầu của từng thành viên là khối lượng dự thầu của thành viên đó;
Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các thành viên vượt quá khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước, thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ theo tỉ lệ thuận với khối lượng dự thầu của từng thành viên và tương ứng với khối lượng giấy tờ có giá tính theo mệnh giá được làm tròn xuống theo bội số của mệnh giá giấy tờ có giá; khối lượng trúng thầu bằng tổng khối lượng trúng thầu của các thành viên và không vượt khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước;
- Trường hợp tại đơn dự thầu của thành viên trúng thầu đăng ký nhiều loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán:
- Thời hạn còn lại của các giấy tờ có giá ngắn hơn;
- Giấy tờ có giá đăng ký bán hoặc mua có khối lượng lớn hơn;
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể các đặc điểm chung của hoạt động đấu thầu khối lượng, tuy nhiên dựa vào quy định pháp luật liên quan có thẻ rút ra một số đặc điểm chung của đấu thầu khối lượng như sau:
- Chủ thể tham gia đấu thầu: là các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân)
- Được Ngân hàng Nhà nước công nhận là thành viên nghiệp vụ thị trường mở. Với các điều kiện tại Điều 5 Thông tư 42/2015/TT-NHNN như sau:
- Đối tượng đăng ký dự thầu khối lượng là các loại giấy tờ có giá được giao dịch của các thành viên, khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Thông tư 42/2015/TT-NHNN thì kết quả đấu thầu được thông báo ngay trong ngày đấu thầu. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) sẽ thông báo kết quả đấu thầu cho từng thành viên tham gia đấu thầu qua mạng máy tính gồm một số nội dung cơ bản sau:
2. Đặc trưng của đấu thầu khối lượng là gì? (Trùng câu hỏi số 1 phần II)
Liên hệ với luật sư khi gặp vấn đề liên quan đến đấu thầu khối lượng là một bước đi thông minh và cần thiết. Luật sư có thể cung cấp sự tư vấn chuyên sâu về các quy định pháp luật và quy trình đấu thầu, giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tuân thủ đúng luật và các quy định liên quan. Điều này không chỉ giảm thiểu rủi ro pháp lý và tránh các tranh chấp có thể xảy ra mà còn hỗ trợ trong việc soạn thảo hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh, và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan được bảo vệ. Việc có sự hỗ trợ từ luật sư giúp đảm bảo quy trình lựa chọn nhà thầu diễn ra một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả, từ đó góp phần vào thành công của dự án.
Bạn đọc có thể liên hệ CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện lựa chọn nhà thầu:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về đấu thầu khối lượng mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn