Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực và thế giới. Đầu tư vào Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư, bao gồm: Thị trường tiêu dùng lớn và đa dạng, môi trường kinh doanh thuận lợi, với các chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và tham gia các hiệp định thương mại tự do...
Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi những lợi thế về vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ, nguồn lao động và chính sách ổn định. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã thu hút được 28,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực chế biến và sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 47,1% tổng vốn FDI.
Đầu tư vào Việt Nam có nghĩa là sử dụng vốn của mình để tham gia vào các hoạt động kinh tế, sản xuất, thương mại hoặc dịch vụ tại Việt Nam, nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, phát triển thương hiệu hoặc mở rộng thị phần.
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua những hình thức đầu tư sau:
Các điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài gồm:
Khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu vốn không được vượt quá một tỷ lệ vốn nhất định tuỳ theo ngành nghề. Dưới đây là một số quy định về tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành nghề tại Việt Nam:
Không phải ngành nghề nào nhà đầu tư nước ngoài cũng được đầu tư vào Việt Nam, cụ thể được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Ví dụ: Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại; Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức; Đánh bắt hoặc khai thác hải sản; Dịch vụ điều tra và an ninh…
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-NHNN, việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không tuân thủ quy định về hình thức góp vốn, cụ thể là góp vốn bằng tiền mặt thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 122/2021/NĐ-CP. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài không được trực tiếp góp vốn đầu tư vào Việt Nam bằng tiền mặt.
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2014/TT-NHNN, mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thông qua 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại 01 ngân hàng được phép.
Căn cứ Điều 8 Luật Điện ảnh 2022, nhà đầu từ nước ngoài được phép hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về đầu tư vào Việt Nam mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn