Tìm hiểu về giả danh shipper lừa đảo cùng NPLaw

Ngày nay, xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến với sự ra đời của nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,... Trong đó, shipper giao hàng được xem là trung gian giữa các bên, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua. Tuy nhiên, đặc tính của mua sắm trực tuyến là các bên không giao dịch trực tiếp mà thông qua nhiều bên trung gian. Do đó, hình thức mua sắm này dễ bị kẻ gian lợi dụng sở hở để lừa đảo, trục lợi. Theo đó, những kẻ xấu thường giả danh shipper lừa đảo những người mua hàng trực tuyến, đặc biệt là những đối tượng như người già và trẻ nhỏ. Vậy giả danh shipper lừa đảo là gì? Giả danh shipper lừa đảo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?... Hãy cùng NPLaw tìm hiểu chi tiết những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

I. Thực trạng liên quan đến giả danh shipper lừa đảo

Giả danh shipper lừa đảo đang ngày càng phổ biến không chỉ tại các thành phố lớn mà còn xuất hiện ở các khu vực nông thôn. Với lượng người mua sắm online ngày càng tăng, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng cơ hội này để thực hiện hành vi chiếm đoạt. Đặc biệt là, giả danh shipper lừa đảo đang diễn ra với những hình thức ngày càng tinh vi, khó nhận biết hơn. Điều này gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người mua sắm trực tuyến, đặc biệt là các đối tượng như người già và trẻ nhỏ.

II. Các quy định liên quan đến giả danh shipper lừa đảo

1. Thế nào là giả danh shipper lừa đảo?

Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về giả danh shipper lừa đảo. Có thể hiểu, giả danh shipper lừa đảo là hình thức lừa đảo theo đó, những đối tượng xấu sẽ giả danh thành shipper giao hàng để thực hiện thủ đoạn lừa gạt, chiêu trò gian lận từ đó thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của người mua hàng.

2. Hành vi giả danh shipper lừa đảo cấu thành tội gì?

Như đã trình bày ở nội dung trên, giả danh shipper lừa đảo là hình thức lừa đảo theo đó, những đối tượng xấu sẽ giả danh thành shipper giao hàng để thực hiện thủ đoạn lừa gạt, chiêu trò gian lận từ đó thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của người mua hàng.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Như vậy, hành vi giả danh shipper lừa đảo có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định.

3. Chế tài đối với hành vi giả danh shipper lừa đảo

  • Xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi giả danh shipper lừa đảo có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 4 và khoản 5 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, hành vi giả danh shipper lừa đảo nếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến giả danh shipper lừa đảo

1. Có thể nhận biết hành vi giả danh shipper lừa đảo qua dấu hiệu nào?

Hiện nay, có thể nhận biết hành vi giả danh shipper lừa đảo thông qua các dấu hiệu như sau:

  • Thông tin đơn hàng mà shipper cung cấp không trùng khớp với thông tin đơn hàng của người đặt;
  • Shipper không biết hoặc phản hồi sai về thông tin cá nhân người đặt như: tên người đặt hàng, số điện thoại của người đặt hàng;
  • Shipper yêu cầu thanh toán số tiền bất hợp lý đối với đơn hàng đã đặt;
  • Shipper hối thúc người nhận lấy hàng và không cho phép người nhận xem hàng trước;
  • Shipper lạ và có các dấu hiệu không chuyên nghiệp như: không có đồng phục, không có kiện hàng;…

2. Có thể tố cáo hành vi giả danh shipper lừa đảo ở đâu?

Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định:

“1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

a) Cơ quan điều tra;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

c) Viện kiểm sát các cấp;

d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.”.

Như vậy, người dân có thể tố giác hành vi giả danh shipper lừa đảo tại các cơ quan, tổ chức nêu trên.

3. Giả danh shipper lừa đảo bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.”.

Căn cứ quy định trên, hành vi giả danh shipper lừa đảo có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

4. Giả danh shipper lừa đảo có bị ở tù không?

Căn cứ quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, hành vi giả danh shipper lừa đảo nếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị: 

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; 
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; 
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; 
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 
  • Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến giả danh shipper lừa đảo

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ Quý khách hàng về giả danh shipper lừa đảo. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw theo thông tin bên dưới để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan