Tìm hiểu về giá trị pháp lý khi xác lập Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công

I. Thực trạng liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công

Hiện nay, hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công không còn xa lạ với người dân, đặc biệt là khi loại hình này có giá thành thấp, phù hợp với các cá nhân và hộ gia đình có chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, dù Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn đã quy định rõ ràng về quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu công, nhưng việc bán và chuyển nhượng tài sản này vẫn gặp không ít khó khăn. Các thủ tục liên quan, từ xác định chủ thể đủ điều kiện mua đến quy trình thực hiện, vẫn còn phức tạp và chưa hoàn toàn rõ ràng.

Quy trình bán nhà ở cũ thuộc tài sản công thường kéo dài, bao gồm nhiều bước như xác định giá trị tài sản, thẩm định, lập hồ sơ bán, và đôi khi phải thực hiện đấu giá. Chính vì vậy, thời gian thực hiện hợp đồng bị kéo dài và gây bất tiện cho các bên liên quan. Thêm vào đó, nhà ở cũ được xây dựng từ trước năm 1994 thường đã xuống cấp, gây khó khăn cho cả bên mua và bên bán trong việc xác định chất lượng tài sản. Việc bảo trì, sửa chữa hoặc cải tạo nhà ở trước khi bán vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Một vấn đề khác là nhiều khu nhà cũ thuộc tài sản công có liên quan đến quyền lợi của nhiều hộ gia đình, đặc biệt trong các khu chung cư. Việc bán, chuyển nhượng tài sản công đôi khi vấp phải sự phản đối từ cư dân do lo ngại về quyền lợi, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tái định cư. Mặc dù các căn nhà này phải được thẩm định giá trị trước khi bán, nhưng việc xác định giá trị thực tế của tài sản lại không phải lúc nào cũng minh bạch. Giá trị của những căn nhà này có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như vị trí, tình trạng sử dụng và nhu cầu thị trường, điều này có thể dẫn đến tranh chấp trong quá trình giao dịch.

Tóm lại, việc mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công hiện nay còn nhiều vướng mắc, cả về thủ tục và xác định giá trị pháp lý. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải nâng cao công tác quản lý và triển khai quy trình mua bán nhà ở cũ một cách minh bạch, hiệu quả hơn.

II. Các quy định liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công

1. Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công là gì?

Căn cứ vào khoản 10 và khoản 11 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 thì nhà ở cũ thuộc tài sản công được hiểu là nhà ở được đầu tư xây dựng từ năm 1994 trở về trước (bao gồm cả nhà chung cư) thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. 

Theo đó thì nhà ở cũ thuộc tài sản công có thể là những căn nhà hoặc khu dân cư do Nhà nước xây dựng từ các chương trình an sinh xã hội, dự án tái định cư hoặc phục vụ các mục đích công cộng, nhưng hiện nay đã không còn được sử dụng với mục đích ban đầu và đang trong quá trình cải tạo, sửa chữa hoặc có kế hoạch bán hoặc chuyển nhượng. Các căn nhà cũ này cũng có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng góp phần cải thiện điều kiện sống cho người dân hoặc khai thác tài sản công hiệu quả hơn.

2. Đối tượng nào được xác lập hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công?

Theo khoản 1 Điều 69 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở thì đối tượng được mua nhà ở cũ thuộc tài sản công phải là người đang thực tế sử dụng nhà ở đó, cụ thể là người đang thực tế sử dụng nhà ở do được Nhà nước bố trí sử dụng trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 (ngày ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, xử lý lại nhà đất) bao gồm các trường hợp sau đây:

- Hộ gia đình, cá nhân đang thực tế sử dụng nhà ở và đã có hợp đồng thuê nhà ở ký với cơ quan có thẩm quyền (1)

- Hộ gia đình, cá nhân đang thực tế sử dụng nhà ở và chưa có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định hoặc văn bản phân phối, bố trí sử dụng nhà ở (sau đây gọi chung là văn bản bố trí sử dụng nhà ở) và có tên trong văn bản bố trí sử dụng này, bao gồm cả trường hợp nhà ở mà Nhà nước cho phép đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 (ngày ban hành Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương, sau đây gọi tắt là Quyết định số 118/TTg) nhưng từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 mới hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng để phân phối bố trí cho thuê theo Quyết định số 118/TTg và trường hợp người đang thuê nhà ở từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 nhưng thuộc diện phải điều chuyển công tác và Nhà nước yêu cầu phải trả lại nhà ở đang thuê, sau đó được cơ quan nhà nước bố trí cho thuê nhà ở khác sau ngày 27 tháng 11 năm 1992 (2)

- Hộ gia đình, cá nhân đang thực tế sử dụng nhà ở không thuộc diện quy định trên thì phải không thuộc diện có tranh chấp về quyền sử dụng nhà ở, không thuộc diện chiếm dụng nhà ở và phải có một trong các giấy tờ chứng minh sử dụng nhà ở được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 19 tháng 01 năm 2007: Giấy tờ về đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú tại thời điểm sử dụng nhà ở; Giấy tờ về đăng ký kê khai nhà ở; Biên lai nộp tiền sử dụng đất hàng năm (3)

 Đối tượng đang thực tế sử dụng nhà ở do nhận chuyển quyền thuê nhà ở thuộc diện quy định tại (1), (2) bao gồm cả trường hợp nhận chuyển nhượng quyền thuê nhà ở sau ngày 19 tháng 01 năm 2007.

3. Điều kiện xác lập hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công là gì?

Để xác lập hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật là vô cùng quan trọng. Hợp đồng này cần xác định rõ điều kiện của cả phía người mua và phía người bán, cụ thể:

* Điều kiện để được mua nhà ở cũ thuộc tài sản công bao gồm:

- Người mua phải có đơn đề nghị mua nhà ở lập theo Mẫu số 03 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP;

- Có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơn vị quản lý vận hành nhà ở và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này (bao gồm người đại diện đứng tên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà từ đủ 18 tuổi trở lên); trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;

- Đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ở theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở (nếu có).

Trường hợp đã sử dụng nhà ở trước thời điểm ký kết hợp đồng thuê nhà ở hoặc có hợp đồng thuê nhà ở mà Nhà nước chưa thu tiền thuê nhà thì người thuê phải nộp truy thu tiền thuê nhà ở theo thời gian thực tế đã sử dụng nhà ở với giá thuê như sau: đối với thời gian sử dụng nhà ở trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thu tiền thuê nhà ở theo quy định tại Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về giá thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương; đối với thời gian sử dụng nhà ở từ sau ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thu tiền thuê nhà ở theo Quyết định số 17/2008/QĐ-TT ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành giá chuẩn cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại, theo quy định của Nghị định này.

* Điều kiện nhà ở được bán được quy định như sau:

- Nhà ở phải không thuộc diện quy định tại Điều 68 của Nghị định 95/2024/NĐ-CP;

- Nhà ở đang thuê phải thuộc diện được bố trí sử dụng từ trước ngày 19 tháng 01 năm 2007;

- Đối với nhà ở thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân và thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở theo quy định trước khi bán nhà ở này;

- Đối với loại nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì nhà ở này phải đảm bảo các điều kiện: khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cơ quan, đơn vị không còn nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở quy định tại điểm này phải chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó quản lý để thực hiện bán theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp nhà ở đang do Bộ Quốc phòng đang quản lý;

- Trường hợp nhà ở do cơ quan, đơn vị có quỹ nhà ở tự quản chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận, quản lý hoặc nhà ở tự quản không còn cơ quan, đơn vị quản lý nhưng tại thời điểm tiếp nhận, nhà ở này đã bị phá dỡ, xây dựng lại thì cơ quan quản lý nhà ở vẫn tiếp nhận và căn cứ theo từng trường hợp cụ thể để thực hiện bán cho người đang thuê theo giá bán quy định tại Điều 71 của Nghị định 95/2024/NĐ-CP; mà không phải lập thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở.

Tóm lại, để hợp đồng mua bán tài sản công có hiệu lực thì các bên cần xác định rõ điều kiện để xác lập hợp đồng. Từ đó làm cơ sở để ràng buộc giá trị hợp đồng.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công

1. Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công có phải công chứng chứng thực?

Khoản 3 Điều 164 Luật nhà ở 2023 quy định về Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở thì mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư,...thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Do đó, hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công không bắt buộc phải công chứng chứng thực mà khi các bên có nhu cầu thì có thể thực hiện. 

2. Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công

Phụ lục VII Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở) quy định về mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

……, ngày …. tháng …. năm ……

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC TÀI SẢN CÔNG

Số ………./HĐ

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 09 tháng 12 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số .../NĐ-CP ngày... tháng... năm của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ đơn đề nghị mua nhà ở của Ông (Bà)……………đề ngày…./.../...;

Căn cứ1…………………………………………………………………………….;

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN BÁN NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên bán):

- Tên đơn vị……………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………………..

- Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại2: ……………………………………….

- Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………….

- Điện thoại: ……………………..Fax (nếu có):…………………………………..

- Số tài khoản: ……………………….tại Ngân hàng:……………………………..

- Mã số thuế: ……………………………………………………………………….

BÊN MUA NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên mua):

- Ông (bà): ……………………… là đại diện cho các thành viên trong hộ gia đình3……………………..ký ngày……/…../….

- Số định danh cá nhân/CCCD/Hộ chiếu: ……………. cấp ngày……/……/….., tại ……………..

- Và vợ hoặc chồng (nếu có) là: ……………………………………………..

- Số định danh cá nhân/CCCD/Hộ chiếu:…………..cấp ngày……/……/……, tại………...

- Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú4:…………………………………………..

- Điện thoại: ……………………………………………………………….

- Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………..

Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công với các nội dung sau:

Điều 1. Thông tin của nhà ở mua bán:

1. Loại nhà ở (ghi rõ căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự)………………

2. Địa chỉ nhà ở: ………………………………………………………………..

3. Cấp (hạng) nhà ở:………….vị trí nhà ở…………………………………….

4. Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở là: ………………………………………………

5. Tổng diện tích sử dụng nhà ở là …….m2, trong đó diện tích nhà chính là….... m2; diện tích nhà phụ là………m2.

6. Diện tích đất là:……..m2, trong đó sử dụng chung là…….m2, sử dụng riêng là:…….m2.

(Kèm theo bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở thể hiện rõ diện tích theo hợp đồng thuê nhà ở).

Điều 2. Giá bán nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Giá bán nhà ở (bao gồm tiền nhà và tiền chuyển quyền sử dụng đất), trong đó:

a) Tiền nhà ở là:…………………………………...Việt Nam đồng

(Bằng chữ:........................................................................................)

b) Tiền chuyển quyền sử dụng đất là ……………….Việt Nam đồng

(Bằng chữ............................................................................................................... )

Tổng cộng: a + b = ………………….…………Việt Nam đồng (I)

(Bằng chữ............................................................................................................... )

2. Số tiền mua nhà ở Bên mua được miễn, giảm là:

a) Tiền nhà ở là: ………………………..Việt Nam đồng

(Bằng chữ............................................................................................................... )

b) Tiền sử dụng đất là: ……………….Việt Nam đồng

(Bằng chữ ........................................................................)

Tổng cộng: a+b =…………………………Việt Nam đồng (II)

(Trong đó giảm tiền nhà áp dụng quy định tại5 …………………………………………..

Miễn, giảm tiền sử dụng đất áp dụng quy định tại6……………………………………..)

3. Số tiền mua nhà ở thực tế Bên mua phải trả cho Bên bán (I - II) là:………….….Việt Nam đồng;

(Bằng chữ ........................................................................)

4. Phương thức thanh toán: Bên mua trả bằng (ghi rõ là thanh toán bằng tiền mặt Việt Nam đồng hoặc chuyển vào tài khoản Bên bán)7: ………………………………………….

5. Thời hạn thanh toán:

a) Bên mua có trách nhiệm trả tiền một lần ngay sau khi ký hợp đồng này. Bên bán có trách nhiệm giao cho Bên mua Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở sau khi ký hợp đồng này;

b) Sau khi nhận được Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở, Bên mua có trách nhiệm thanh toán đủ tiền mua nhà ở đúng thời hạn và địa điểm ghi tại Phiếu báo thanh toán này.

Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà ở

1. Hai bên thống nhất thời gian giao nhận nhà ở vào ngày ....tháng…..năm.... kể từ ngày bên mua thanh toán đủ số tiền mua nhà ở (hoặc………………………………).

2. Sau khi Bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở và đã nhận nhà ở theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Bên bán có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ mua bán nhà ở và chuyển sang cho cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho Bên mua.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán

1. Quyền của Bên bán:

a) Yêu cầu Bên mua thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua nhà ở theo quy định tại Điều 2 của hợp đồng này;

b) Bàn giao nhà ở cho Bên mua theo đúng thời gian thỏa thuận;

c) Yêu cầu Bên mua bảo quản nhà ở trong thời gian chưa hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở;

d) Chấm dứt hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp quá ………… ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng mà Bên mua không thực hiện thanh toán tiền mua nhà ở mà không có lý do chính đáng;

đ) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên bán:

a) Giao nhà cho Bên mua đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;

b) Hướng dẫn Bên mua nộp các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc mua bán nhà ở này;

c) Xác định đúng diện tích nhà ở mua bán và làm thủ tục chuyển hồ sơ mua bán nhà ở sang cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận cho Bên mua;

d) Phổ biến, hướng dẫn cho Bên mua biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở đối với nhà ở mua bán là nhà chung cư, nhà biệt thự;

đ) Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng này;

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua

1. Quyền của Bên mua:

a) Yêu cầu Bên bán bàn giao nhà kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên bán làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành thủ tục mua bán nhà ở;

c) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên mua;

a) Thanh toán đầy đủ tiền mua nhà ở và nộp các nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở theo đúng quy định;

b) Chấp hành đầy đủ những quy định về quản lý sử dụng nhà ở và quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng này;

c) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

d) Trường hợp quá ………… ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng mà Bên mua không thanh toán đủ tiền mua nhà theo yêu cầu của Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở và không nộp các nghĩa vụ tài chính theo quy định mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Nếu Bên mua muốn tiếp tục mua nhà ở thì phải ký kết lại hợp đồng mua bán nhà ở mới theo quy định của pháp luật về nhà ở;

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 6. Cam kết của các bên

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã ký. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Các cam kết khác theo thoả thuận.

Điều 7. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày……tháng…..năm……

2. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản chuyển cơ quan cấp Giấy chứng nhận, 01 bản chuyển cho cơ quan thuế./.

BÊN MUA NHÀ Ở
(ký và ghi rõ họ tên)


 

BÊN BÁN NHÀ Ở
(ký tên, đóng dấu)

______________________________

1 Ghi Quyết định bán nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

2 Ghi địa chỉ đăng ký thường trú hoặc tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú

3 Ghi tên người đại diện mà đã được các thành viên có văn bản thỏa thuận cử đứng tên Hợp đồng mua bán nhà ở

4 Ghi địa chỉ đăng ký thường trú hoặc tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú

5 Ghi rõ căn cứ áp dụng giảm tiền nhà

6 Ghi rõ căn cứ áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất

7 Ghi địa chỉ nộp tiền tại kho bạc

Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở kèm theo hợp đồng mua bán

(đính kèm Hợp đồng mua bán nhà ở số……ký ngày …./…./….)

Bản vẽ sơ đồ, vị trí mặt bằng nhà ở theo hợp đồng thuê nhà ở

 

Đại diện đứng tên
ký hợp đồng mua bán nhà ở
(ký và ghi rõ họ tên)

Bên bán nhà ở
(ký tên, đóng dấu)

 

3. Có được ủy quyền ký kết hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công không?

Đại diện theo ủy quyền được hiểu là cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015). Đồng thời, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Do đó, có thể hiểu, ủy quyền ký kết hợp đồng là việc một bên không tự mình xác lập được thì có thể ủy quyền cho người khác thay mặt thực hiện.

Đối với hợp đồng mua bán nhà ở thuộc tài sản công thì việc ủy quyền của bên bán là các cơ quan Nhà nước và các đơn vị quản lý tài sản công ủy quyền cho một cá nhân hoặc tổ chức khác ký kết hợp đồng mua bán tài sản công, việc ủy quyền này phải tuân theo quy định của pháp luật và có văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, tài sản công là tài sản có phần đặc biệt nên việc ủy quyền xác lập thực hiện mua bán tuân thủ nghiêm ngặt Luật Quản lý sử dụng tài sản công hiện nay. Vì vậy, ủy quyền ký kết hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công hiện nay không cấm, các bên vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, phải tuân thủ vào điều kiện và quyền hạn trong từng trường hợp với đối tượng hợp đồng cụ thể.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất nhé.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan