Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng mẫu được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy thực trạng hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục?
Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Các hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phổ biến hiện nay gồm hợp đồng cung cấp điện sinh hoạt; cung cấp nước sinh hoạt; truyền hình trả tiền; dịch vụ điện thoại cố định mặt đất; dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán trả sau); dịch vụ truy nhập internet; dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân), vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) và bảo hiểm nhân thọ.
Trong các loại hợp đồng dịch vụ liên tục trên, thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường phát sinh nhiều tranh chấp nhất nhưng đến ngày 13/8/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2019/QĐ-TTg và không tiếp tục quy định “Bảo hiểm nhân thọ” nằm trong danh mục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng mẫu nữa. Việc bãi bỏ này nhằm thúc đẩy việc thoả thuận nội dung hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo quyền, lợi ích tốt nhất giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc này dẫn đến khó kiểm soát nội dung hợp đồng khiến càng phát sinh nhiều tranh chấp ồn ào giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Quy định pháp luật hiện nay về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục cụ thể như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn. (Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung sau:
-Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ;
-Mô tả dịch vụ được cung cấp;
-Chất lượng dịch vụ;
-Thời điểm và thời hạn cung cấp dịch vụ;
-Cách thức tính phí, giá dịch vụ;
-Phương thức cung cấp dịch vụ và phương thức thanh toán.
(Theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ sau:
-Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, không được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán bất kỳ khoản tiền nào trước khi dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng;
- Không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng. Trường hợp cần sửa chữa, bảo trì hoặc vì lý do nào khác bắt buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là ba (03) ngày làm việc trước ngày dừng cung cấp dịch vụ;
-Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết với người tiêu dùng;
-Trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố hoặc khiếu nại về chất lượng dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải kịp thời kiểm tra, giải quyết.
(Theo Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản. (Theo Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thường gặp các vướng mắc cần giải đáp sau:
Thương nhân yêu cầu người tiêu dùng thanh toán tiền trước khi dịch vụ liên tục được cung cấp bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không có thỏa thuận liên quan đến việc thanh toán trước khi cung cấp dịch vụ. (Theo Điểm c Khoản 1 Điều 54 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)
Mức phạt trên áp dụng cho thương nhân là cá nhân yêu cầu người tiêu dùng thanh toán tiền trước khi dịch vụ liên tục được cung cấp mà không có thỏa thuận về thanh toán trước. Đối với thương nhân là tổ chức, mức xử phạt sẽ gấp hai lần mức phạt trên (theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục tại bất kỳ thời điểm nào và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, người tiêu dùng chỉ phải thanh toán phí, giá cho phần dịch vụ mà mình đã sử dụng. (Theo Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản. (Theo Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục có thể là hợp đồng không xác định thời hạn. ( Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục với quy trình, công việc thực hiện gồm:
-Tiếp nhận thông tin liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục;
- Hướng các bên liên quan chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn