Tìm hiểu về hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài

Hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài hiện nay có xu hướng tăng lên do sự phát triển của kinh tế và du lịch. Điều này đòi hỏi, phải có sự quản lý và điều chỉnh phù hợp để đảm bảo quyền lợi của cả chủ nhà và người thuê. Vậy pháp luật đã có những quy định nào về đối tượng này. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau.

Thực trạng hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài hiện nay 

I.  Thực trạng hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài hiện nay 

Với sự phát triển của kinh tế và du lịch, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc hoặc sinh sống đã tăng đáng kể. Điều này đã dẫn đến sự tăng cường trong việc thuê nhà cho người nước ngoài. Nhiều dự án căn hộ chuyên dành cho người nước ngoài đã được xây dựng và phát triển. Các căn hộ này thường có tiện ích cao cấp và được quản lý chuyên nghiệp, thu hút sự quan tâm của người nước ngoài. Do vậy, ngày càng có nhiều loại hình hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài, từ thuê dài hạn đến thuê ngắn hạn hoặc theo yêu cầu. Điều này giúp tạo ra sự linh hoạt và tiện lợi cho các bên liên quan. Vậy, pháp luật đã có quy định như thế nào về hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài.

II. Quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài 

1. Hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài là gì? 

Hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài được hiểu là một thỏa thuận pháp lý giữa chủ nhà và người nước ngoài, trong đó chủ nhà cho phép người nước ngoài sử dụng căn nhà của mình trong một khoảng thời gian cụ thể và theo các điều kiện đã được thỏa thuận trước.

2. Chủ thể trong hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài 

Trong hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể chính bao gồm: 

- Chủ nhà: Là người sở hữu căn nhà hoặc đại diện cho chủ sở hữu, có quyền cho phép người nước ngoài thuê căn nhà và thu tiền thuê. 

- Người nước ngoài: Là cá nhân hoặc tổ chức không có quốc tịch Việt Nam, muốn thuê căn nhà để ở hoặc kinh doanh tại Việt Nam. 

Ngoài ra, còn có các bên liên quan khác trong quá trình thực hiện hợp đồng, như: 

- Môi giới bất động sản: Là người hoặc công ty giúp kết nối chủ nhà và người thuê, thường làm việc dựa trên một khoản phí hoặc hoa hồng. 

- Luật sư/Chuyên gia pháp lý: Có thể được mời vào để xem xét và lương giải các điều khoản của hợp đồng, đảm bảo rằng cả hai bên được bảo vệ theo quy định pháp luật.

3. Điều kiện về nội dung, hình thức của hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài 

*Điều kiện về nội dung:

Theo quy định tại Điều 120, Điều 121 Luật Nhà ở 2014, các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng cho thuê nhà cho người nước ngoài với các nội dung cơ bản tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014. Cụ thể,

- Nội dung hợp đồng: Hợp đồng cần chứa đầy đủ thông tin về hai bên, bao gồm tên, địa chỉ và thông tin liên lạc. Ngoài ra, hợp đồng cần xác định rõ căn nhà được thuê, bao gồm địa chỉ, diện tích, số phòng và các tiện ích đi kèm. 

- Thời hạn thuê: Hợp đồng cần xác định thời gian thuê căn nhà, bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc của hợp đồng. Thời hạn thuê có thể là một khoảng thời gian cụ thể hoặc không giới hạn. 

- Giá thuê: Hợp đồng cần quy định số tiền mà người nước ngoài phải trả cho chủ nhà để sử dụng căn nhà trong khoảng thời gian đã được xác định. Giá thuê có thể được xác định theo một khoản tiền cố định hàng tháng hoặc theo một tỷ lệ phần trăm của giá trị căn nhà. - Điều kiện thanh toán: Hợp đồng cần quy định các điều kiện về việc thanh toán tiền thuê, bao gồm phương thức thanh toán, lịch trình thanh toán và các khoản tiền cọc (nếu có). Thông thường, người thuê sẽ phải trả một khoản tiền cọc trước khi di chuyển vào căn nhà. 

- Quyền và trách nhiệm của chủ nhà: Hợp đồng cần xác định các quyền và trách nhiệm của chủ nhà, bao gồm việc duy trì và sửa chữa căn nhà, cung cấp các tiện ích và dịch vụ liên quan.

- Quyền và trách nhiệm của người thuê: Hợp đồng cần xác định các quyền và trách nhiệm của người thuê, bao gồm việc bảo vệ căn nhà, tuân thủ các quy tắc cư trú và giữ gìn môi trường sống. 

- Điều khoản chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng cần xác định các điều kiện mà hợp đồng có thể được chấm dứt trước thời hạn, bao gồm vi phạm hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa hai bên.

*Điều kiện về hình thức: Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro sau này, các bên có thể thỏa thuận công chứng, chứng thực khi có yêu cầu.

III. Các thắc mắc liên quan đến hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài 

Các thắc mắc liên quan đến hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài 

1. Hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài viết bằng tiếng Việt được không? 

Hiện nay, Luật Nhà ở 2014 không hạn chế việc hợp đồng cho thuê nhà của người nước ngoài không được bằng tiếng việt. Vì vậy, hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài có thể được viết bằng tiếng Việt. Việc viết hợp đồng bằng tiếng Việt sẽ giúp các bên hiểu rõ và thực hiện các điều khoản của hợp đồng một cách dễ dàng theo pháp luật Việt Nam.

2. Cho người nước ngoài thuê nhà thì bên cho thuê nhà phải đáp ứng các điều kiện gì? 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2019, bên cho thuê phải đáp ứng điều kiện sau:

- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; 

- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

3. Mẫu hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài? 

Hiện nay, mẫu hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài được thực hiện tương tự với hợp đồng cho thuê nhà với người Việt Nam.

Mẫu hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài? 

4. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để hoàn trả chi phí thuê nhà cho công ty hay không? 

Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP, pháp luật cho phép chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác. Vì vậy, pháp luật cho phép người cư trú (người nước ngoài) được chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài cho mục đích hợp pháp.

5. Người nước ngoài có được thuê mua lại căn hộ chung cư của người nước ngoài khác hay không? 

Theo quy định tại Điều 161 Luật Nhà ở 2014, người nước ngoài là đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam, có các quyền như chủ sở hữu nhà của Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 162 Luật Nhà ở 2014, như sau:

- Đối với chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam; 

- Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác; 

- Thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Như vậy, người nước ngoài có được thuê mua lại căn hộ chung cư của người nước ngoài khác. 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài

Trên đây là những thông tin xoay quanh về hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968 

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan