TÌM HIỂU VỀ HUỶ BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Toà án ra quyết định huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp nhất định. Bài viết sau đây sẽ giúp ta tìm hiểu về huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tìm hiểu về hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

I. Tìm hiểu về hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quy định của pháp luật về huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: 

1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

2. Thế nào là hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Những biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là những chế định quan trọng, có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, lại chưa có điều luật cụ thể nào nêu lên khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc chủ thể có thẩm quyền hủy bỏ các biện pháp đã được áp dụng trước đó khi có đủ căn cứ theo quy định. 

II. Các trường hợp huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ khoản 1 Điều 138 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;

- Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;

- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;

- Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;

- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;

- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;

- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.

Quy định pháp luật về hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

III. Quy định pháp luật về hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quy định pháp luật về huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: 

1. Cơ sở pháp lý hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

- Điều 138, Điều 139 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

- Bộ luật dân sự 2015

2. Thủ tục huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thủ tục huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: 

Bước 1: Người yêu cầu huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm đơn đề nghị gửi đến Toà án để được xem xét, giải quyết.

Bước 2: Toà án xử lý đơn

– Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn.

– Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay; nếu không chấp nhận yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.

3. Thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ khoản 1 Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc trong các trường hợp mà điều luật này quy định. 

Theo Điều 112 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Trước khi mở phiên toà, việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định. Còn tại phiên toà, việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét và quyết định. 

4. Hiệu lực hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ khoản 1 Điều 139 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay khi được ban hành. 

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực kể từ khi nào?

Theo Điều 139 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ có hiệu lực thi hành ngay khi được ban hành.

2. Khi hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tài sản bảo đảm xử lý ra sao?

Theo Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá. Trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

Trình tự khi hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?

3. Trình tự khi hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Theo Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trình tự khi huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: 

Bước 1: Người yêu cầu huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm đơn đề nghị gửi đến Toà án để được xem xét, giải quyết.

Bước 2: Toà án xử lý đơn

– Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn.

– Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay; nếu không chấp nhận yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.

Trên đây là những thông tin xoay quanh huỷ bỏ biện pháp tạm thời. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về huỷ bỏ biện pháp tạm thời, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan