TÌM HIỂU VỀ LUẬT QUẢNG CÁO

 

 

Luật Quảng cáo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về quảng cáo, điều chỉnh hoạt động quảng cáo của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi Quý bạn đọc một số thông tin pháp lý liên quan đến luật quảng cáo.

I. Tìm hiểu về luật quảng cáo

Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 là văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành ngày 21/06/2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013. Luật này quy định về hoạt động quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo, quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Luật Quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Hiện nay, Luật Quảng cáo có 5 chương và 43 Điều, điều chỉnh các vấn đề tổng thể và quảng cáo trong xã hội.

II. Quy định pháp luật về luật quảng cáo

1. Hiểu như thế nào là luật quảng cáo

Nhằm thể chế hoá chủ trương đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước, và đảm bảo tính thống nhất của bộ máy quản lý nhà nước, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta; phù hợp với cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Điều ước quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia trong lĩnh vực quảng cáo, Quốc Hội đã xây dựng và thông qua Luật Quảng cáo 2012 vào ngày 21 tháng 6 năm 2012.

Luật Quảng cáo là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động quảng cáo, bao gồm các quy định chung về hoạt động quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, hoạt động quảng cáo và nội dung liên quan đến hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài.

2. Luật quảng cáo áp dụng trong trường hợp nào

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Quảng cáo 2012 quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

“1. Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo”.

Khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo 2012 quy định như sau:

“1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Như vậy, Luật Quảng cáo 2012 được áp dụng trong hoạt động quảng cáo, quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo để điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo và trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo.

 Luật quảng cáo tác động đến những đối tượng nào

3. Luật quảng cáo tác động đến những đối tượng nào

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Quảng cáo 2012 quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

“1. Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo”.

Như vậy, Luật Quảng cáo 2012 điều chỉnh tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo.

III. Một số thắc mắc về luật quảng cáo

1. Luật quảng cáo chỉ điều chỉnh hoạt động quảng cáo của cơ sở kinh doanh không?

Khoản 1 Điều 1 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:

“1. Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo”.

Khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo 2012 quy định như sau:

“1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Như vậy, Luật Quảng cáo không chỉ điều chỉnh hoạt động quảng cáo của cơ sở kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi mà còn điều chỉnh cả hoạt động quảng cáo của các tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động quảng cáo.

2. Luật quảng cáo không điều chỉnh hoạt động quảng cáo cho sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em như thế nào?

Theo khoản 14 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:

“Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

....”

Như vậy, Luật Quảng cáo 2012 cấm tuyệt đối hành vi quảng cáo sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

3. Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo, trên bảng quảng cáo, băng rôn được quy định như thế nào trong Luật Quảng cáo?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Quảng cáo 2012 quy định về quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo như sau:

- Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.

- Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh.

- Quảng cáo trên màn hình không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng âm thanh theo quy định của pháp luật về môi trường.

Căn cứ theo Điều 27 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn cần những điều kiện sau đây:

- Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.

- Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:

+ Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;

+ Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.

- Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày.

4. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể đồng thời là người phát hành quảng cáo theo quy định pháp luật không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 giải thích như sau:

“6. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo”.

“7. Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác”.

Như vậy, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể thực hiện một hoặc toàn bộ công việc trong quá trình quảng cáo đồng nghĩa với việc có thể đồng thời là người phát hành quảng cáo.

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể đồng thời là người phát hành quảng cáo theo quy định pháp luật không?

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan luật quảng cáo

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến luật quảng cáo của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến luật quảng cáo. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan