Bí mật kinh doanh – một trong những vấn đề quan trọng mà các công ty hiện nay đặc biệt quan tâm. Đây được coi là vấn đề sống còn của công ty. Vậy nếu người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty thì công ty có thể sử dụng những biện pháp nào để bảo vệ quyền và lợi ích của công ty. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau:
Ngày nay, việc người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp. Điều này không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh của công ty, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và thương hiệu của công ty.
Một số thực trạng chung hiện nay là:
+ Việc tiết lộ bí mật kinh doanh: Nhiều người lao động vì lợi ích cá nhân hoặc bị ép buộc từ bên ngoài mà tiết lộ thông tin nhạy cảm và quan trọng của công ty. Điều này có thể dẫn đến việc đối thủ cạnh tranh sử dụng thông tin để gây thiệt hại cho công ty.
+ Thiếu ý thức về bảo vệ thông tin: Một số người lao động không có ý thức về việc bảo vệ thông tin, dễ dàng chia sẻ thông tin qua email, mạng xã hội hoặc trong các cuộc trò chuyện cá nhân.
+ Thiếu kiểm soát và quản lý: Một số công ty không có hệ thống kiểm soát và quản lý thông tin hiệu quả, dẫn đến việc thông tin dễ dàng bị rò rỉ ra ngoài.
+ Thiếu hình phạt: Việc thiếu hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh khiến một số người lao động không coi trọng việc bảo vệ thông tin của công ty.
+ Thiếu đào tạo: Nhiều công ty không tập trung vào việc đào tạo cho nhân viên về ý thức và kỹ năng bảo vệ thông tin, dẫn đến việc nhân viên không biết cách xử lý và bảo vệ thông tin một cách an toàn và hiệu quả.
Hiện nay, pháp luật không có quy định để giải thích định nghĩa tiết lộ bí mật kinh doanh. Do vậy, có thể hiểu tiết lộ bí mật kinh doanh là hành vi truyền đạt, chia sẻ hoặc công khai thông tin quan trọng và nhạy cảm của một công ty mà không có sự cho phép hoặc biết đến của người có thẩm quyền. Bí mật kinh doanh có thể bao gồm các chiến lược kinh doanh, dữ liệu khách hàng, thông tin về sản phẩm hay dịch vụ mới, công nghệ độc quyền, thông tin tài chính và các thông tin khác mà công ty coi là cần giữ kín để duy trì lợi thế cạnh tranh. Hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh có thể xảy ra vô ý hoặc cố ý, và nó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động và uy tín của công ty.
Pháp luật hiện hành không liệt kê hành vi nào được xem là hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh mà quy định như sau:
- Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
- Căn cứ theo Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh và được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Với các hành vi cụ thể sau:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Vì vậy, như vậy, nhân viên tiết lộ các thông tin được xem là bí mật kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó thì được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh.
Với quy định pháp luật hiện hành, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh là hành vi bị cấm.
- Theo quy định Luật canh tranh 2018, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 21, Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, khi người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại và tiến hành kỷ luật lao động với hình thức sa thải.
- Hiện nay, thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh có thể được quy định trong hợp đồng lao động với dạng thức một điều khoản. Hoặc người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận bằng một văn bản pháp lý khác độc lập với hợp đồng lao động có tên là Thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 32 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết tại Tòa án.
Vì vậy, để tiến hành khởi kiện, người sử dụng lao động tiến hành chuẩn bị đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm của người lao động. Các bước tiếp theo thực hiện tương tự khởi kiện vụ án dân sự thông thường.
Lưu ý: trước khi khởi kiện tranh chấp trên phải được thực hiện thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động theo khoản 1 Điều 32 Bộ Luật lao động 2019.
Đuổi việc – được hiểu là hình thức sa thải theo quy định pháp luật lao động hiện hành. Vì vậy, theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động thì người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật là sa thải (đuổi việc).
Hiện nay, pháp luật hình sự hiện hành chưa quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.
Theo định nghĩa về bí mật kinh doanh tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Như vậy, một tài liệu, thông tin có được xem là bí mật kinh doanh không sẽ dựa vào tính chất, tầm quan trọng của tài liệu, thông tin đó. Trong rất nhiều công ty, danh sách khách hàng là sự tổng hợp của rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng khác, ví dụ như trong hệ thống ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế… mà khi danh sách khách hàng bị tiết lộ, có thể gây ra nhiều rủi ro không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả khách hàng. Với quy định trên, để danh sách khách hàng là bí mật kinh doanh thì danh sách này phải thuộc danh mục bí mật kinh doanh của công ty; có phương thức, thời hạn bảo vệ.
- Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh – công ty có thể tiến hành xử lý kỷ luật với hình thức sa thải theo quy định pháp luật lao động theo Điều 125 Bộ Luật lao động 2019.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn