Ngày nay, việc thuê nhà xưởng để sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Bởi lẽ, việc thuê nhà xưởng vừa đáp ứng được nhu cầu về công cụ, phương tiện sản xuất của doanh nghiệp vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn chi phí cố định khá cao đối với nhà xưởng, kho bãi. Hoạt động thuê nhà xưởng để sản xuất, kinh doanh gia tăng đã phần nào dẫn đến việc tranh chấp phát sinh giữa các bên về vấn đề này cũng tăng đột biến, đặc biệt là những tranh chấp từ việc nợ tiền thuê nhà xưởng. Vậy nợ tiền thuê nhà xưởng là gì? Quy định của pháp luật về nợ tiền thuê nhà xưởng như thế nào. Hãy cùng NPLaw tìm hiểm các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.
Có thể hiểu, nợ tiền thuê nhà xưởng là tình trạng mà bên thuê chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nợ tiền thuê nhà xưởng như sau:
Bên thuê nhà xưởng gặp khó khăn về tài chính trong quá trình kinh doanh dẫn đến việc không thể thanh toán tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê đúng hạn;
Phát sinh tranh chấp giữa các bên về hợp đồng thuê nhà xưởng làm cho bên thuê cố tình trì hoãn nghĩa vụ thanh toán tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê;
Bên thuê chậm thực hiện nghĩa vụ thuê tài sản do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…
Bên thuê có tình chậm thanh toán tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê;…
Việc nợ tiền thuê nhà xưởng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến các bên, có thể kể đến như sau:
Đối với bên thuê nhà xưởng:
Là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp giữa các bên;
Bên nợ tiền thuê nhà xưởng có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng và đối mặt với nhiều chế tài như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm,… theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận trong hợp đồng;
Ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của bên thuê, bên thuê có thể gặp khó khăn trong việc tìm đối tác thuê nhà xưởng về sau;…
Đối với bên cho thuê nhà xưởng:
Là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp giữa các bên;
Ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của bên cho thuê;
Có khả năng gây thiệt hại cho bên cho thuê nếu bên thuê chậm thanh toán nhưng vẫn chiếm dụng nhà xưởng;…
Căn cứ quy định tại Điều 352 Bộ luật Dân sự 2015 thì nợ trả tiền thuê nhà xưởng được xem là chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Ngoài ra, Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.
Thực ra, hợp đồng thuê nhà xưởng là hợp đồng thuê tài sản theo quy định trên.
Đồng thời, Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định:
“1. Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”.
Thông qua quy định này, bên thuê nhà xưởng có nghĩa vụ trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận cho bên cho thuê. Bên cho thuê nhà xưởng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp trong trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn. (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác).
Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”.
Dẫn chiếu đến khoản 1 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, có thể xác định lãi suất chậm thanh toán tiền thuê nhà xưởng như sau:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền chậm thanh toán, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn.
Hiện nay, tranh chấp về nợ tiền thuê nhà xưởng có thể được giải quyết thông qua 04 phương thức như sau:
Thương lượng giữa các bên;
Hòa giải với sự tham gia của hòa giải viên;
Trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010;
Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trong đó, tùy vào nhu cầu, nguyện vọng mà điều kiện của mình mà các bên có thể lựa chọn việc giải quyết tranh chấp tại một trong các phương thức nêu trên.
Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”.
Căn cứ quy định trên, nếu hợp đồng thuê nhà xưởng có điều khoản về việc bên thuê sẽ bị phạt vi phạm khi không trả tiền thuê nhà xưởng đúng hạn thì chế tài phạt vi phạm sẽ được áp dụng. Nói các khác, bên thuê nhà xưởng phải chịu phạt vi phạm khi nợ tiền thuê nhà xưởng nếu có thỏa thuận về việc phạt vi phạm trong hợp đồng.
Khoản 2 Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”.
Căn cứ quy định trên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nếu các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê nhà xưởng theo kỳ hạn thì bên cho thuê nhà xưởng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê nhà xưởng nợ tiền thuê trong ba kỳ liên tiếp
Khi xảy ra tranh chấp về nợ tiền thuê nhà xưởng, các bên cần thực hiện các bước xử lý một cách khéo léo và hợp lý để bảo vệ quyền lợi và giảm thiểu thiệt hại. Trước tiên, cần xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà xưởng, đặc biệt là những nội dung liên quan đến nghĩa vụ thanh toán, lãi suất chậm trả, phạt vi phạm và quy trình xử lý tranh chấp. Điều này giúp xác định rõ trách nhiệm của từng bên và nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, như chậm trả tiền, tranh cãi về giá thuê hoặc vấn đề khác. Sau đó, hai bên nên ưu tiên thương lượng và hòa giải để tìm ra giải pháp phù hợp. Thương lượng có thể bao gồm các phương án như gia hạn thời hạn thanh toán, giảm hoặc miễn lãi chậm trả, hoặc thỏa thuận trả dần. Nếu thương lượng không đạt kết quả, các bên có thể nhờ đến sự hỗ trợ của một bên thứ ba làm trung gian hòa giải trước khi quyết định đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán như tòa án hoặc trọng tài thương mại. Việc xử lý tranh chấp một cách minh bạch và thiện chí sẽ giúp duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ Quý khách hàng về vấn đề nợ tiền thuê nhà xưởng. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw theo thông tin bên dưới để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn