TÌM HIỂU VỀ PHÁT NGÔN HIỆN NAY 

Hiện nay, bên cạnh phần lớn người dân luôn ý thức gương mẫu, trách nhiệm khi phát ngôn thì đang xuất hiện tình trạng một số người, trong đó có cả cán bộ, công chức có những phát ngôn tùy tiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Ðảng, Nhà nước, đò i hỏi trách nhiệm cao hơn từ các cơ quan chức năng cũng như sự vào cuộc của toàn xã hội để ngăn chặn hiệu quả.

I. Thực trạng phát ngôn hiện nay

Hiện nay, phát ngôn đang diễn ra mạnh mẽ trên mạng xã hội, nhưng thường thiếu kiểm soát và trách nhiệm, dẫn đến thông tin sai lệch. Sự gia tăng phát ngôn cá nhân, đặc biệt từ người nổi tiếng, cũng gây ra nhiều tranh cãi, đòi hỏi cần có văn hóa giao tiếp tích cực và sự giáo dục đúng đắn về phát ngôn

Thực trạng phát ngôn hiện nay

II. Quy định pháp luật về phát ngôn

1. Hiểu như thế nào về phát ngôn

Phát ngôn là hành động thể hiện ý kiến, suy nghĩ hoặc cảm xúc của cá nhân bằng lời nói hoặc văn bản. Nó không chỉ bao gồm việc giao tiếp thông thường mà còn phản ánh quan điểm, giá trị và trách nhiệm xã hội của người phát ngôn. Phát ngôn có thể ảnh hưởng lớn đến nhận thức và hành động của cộng đồng, do đó, cần được thực hiện một cách cẩn trọng và có trách nhiệm.

2. Trường hợp nào phát ngôn bị coi là vi phạm pháp luật

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, như sau:

-Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

-Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Lưu ý: Mức phạt tiền này được áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm, đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng ½ tổ chức.

-Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm

-Truy cứu trách nhiệm hình sự

-Tùy vào mức độ, tính chất hành vi vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về trách nhiệm hình sự, hành vi xúc phạm, bôi nhọ chính quyền còn có thể bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015: 

Chẳng hạn như tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117) bị phạt tù từ 5-20 năm; tội phá rối an ninh (Điều 118) bị phạt tù từ 5-15 năm; tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331) bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm… 

Riêng hành vi xúc phạm, bôi nhọ cán bộ trên MXH, ngoài xử lý hình sự về tội làm nhục người khác còn có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ (theo Điều 330, Bộ luật Hình sự 2015) bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.

Một số thắc mắc về phát ngôn

III. Một số thắc mắc về phát ngôn

1. Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phát ngôn ảnh hưởng đến quyền. lợi ích người khác không

Tùy vào mức độ, tính chất hành vi vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về trách nhiệm hình sự, hành vi xúc phạm, bôi nhọ chính quyền còn có thể bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015: 

Chẳng hạn như tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117) bị phạt tù từ 5-20 năm; tội phá rối an ninh (Điều 118) bị phạt tù từ 5-15 năm; tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331) bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm… 

Riêng hành vi xúc phạm, bôi nhọ cán bộ trên MXH, ngoài xử lý hình sự về tội làm nhục người khác còn có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ (theo Điều 330, Bộ luật Hình sự 2015) bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.

2. Cơ quan chịu trách nhiệm xử lý liên quan phát ngôn hiện nay

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định thì cơ quan chịu trách nhiệm xử lý liên quan phát ngôn hiện nay là 

a) Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

b) Tổng cục, cục, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương;

c) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).

3. Người phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn như sau:

- Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật báo chí.

Trong đó có trường hợp từ chối phát ngôn, không cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp thông tin này thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài phát ngôn. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về phát ngôn, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp