Tìm hiểu về phòng khám phụ sản

Phòng khám phụ sản không chỉ là một nơi cung cấp dịch vụ y tế, mà còn là nơi đồng hành cùng phụ nữ trong suốt quá trình mang thai, sinh nở và chăm sóc sau sinh. Với vai trò như vậy, pháp luật quy định như thế nào về phòng khám phụ sản. Hãy cùng Nplaw tìm hiểu qua bài viết sau:

Thực trạng về phòng khám phụ sản hiện nay 

I. Thực trạng về phòng khám phụ sản hiện nay 

Phòng khám phụ sản là nơi cung cấp các dịch vụ y tế liên quan đến sức khỏe phụ nữ, bao gồm khám thai, chăm sóc sau sinh, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý phụ khoa. Tuy nhiên, thực trạng về phòng khám phụ sản hiện nay tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. 

- Cơ sở vật chất: Một số phòng khám không đảm bảo được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị y tế. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà còn gây ra nguy cơ tiềm ẩn về an toàn cho bệnh nhân. 

- Chất lượng dịch vụ: Mặc dù đã có những tiến bộ nhưng chất lượng dịch vụ của một số phòng khám phụ sản vẫn còn thấp. Có những trường hợp bác sĩ không tận tâm trong công việc, thiếu kỹ năng giao tiếp hoặc không đủ kiến thức chuyên môn. 

- Giá cả: Giá cả các dịch vụ y tế ở một số phòng khám cao so với thu nhập trung bình của người dân. Điều này khiến nhiều người phụ nữ không thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế chất lượng. 

- Thái độ phục vụ: Một số bệnh nhân phản ánh rằng họ không hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Có những trường hợp bị đối xử thiếu tôn trọng, thiếu tâm lý. 

- Vấn đề về quyền riêng tư: Một số phòng khám không đảm bảo được quyền riêng tư cho bệnh nhân, điều này gây ra sự bất tiện và mất lòng tin từ phía bệnh nhân.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, pháp luật đã có những quy định như thế nào về phòng khám phụ sản.

II. Tìm hiểu về phòng khám phụ sản 

1. Phòng khám phụ sản là gì? 

Pháp luật hiện hành không có định nghĩa về phòng khám phụ sản. Vì vậy, theo kiến thức thông thường, phòng khám phụ sản được hiểu là: cơ sở y tế chuyên về việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ và trẻ em. Đây là nơi các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm lâm sàng, thực hiện các dịch vụ như khám thai, theo dõi sự phát triển của thai nhi, hỗ trợ sinh nở, tư vấn dinh dưỡng và chăm sóc sau sinh. Ngoài ra, phòng khám phụ sản cũng thường cung cấp các dịch vụ kiểm tra và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, ung thư vú và ung thư tử cung.

2. Điều kiện hoạt động của phòng khám phụ sản 

- Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP), phòng khám chuyên khoa phụ sản là một trong các hình thức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nên điều kiện hoạt động sẽ tương tự cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Theo quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, điều kiện hoạt động của phòng khám phụ sản là:

+ Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. 

+ Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

III. Quy định pháp luật về phòng khám phụ sản 

Thủ tục thành lập phòng khám phụ khoa 

1. Thủ tục thành lập phòng khám phụ khoa 

Cơ sở pháp lý: Mục 2 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 11 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP).

- Bước 1: Để thành lập phòng khám phụ sản, phải xin Giấy phép hoạt động phòng khám phụ sản. Vì vậy, phải nộp hồ sơ tại Trung tâm giao dịch hành chính “một cửa” Sở Y tế; 

- Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận, thu phí thẩm định theo quy định và gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị;

- Bước 3: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động. 

+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung. 

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động. 

+ Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do;

- Bước 4: Cơ sở nhận Giấy phép hoạt động tại Trung tâm “Một cửa” Sở Y tế, đóng lệ phí theo quy định.

2. Điều kiện để cấp giấy phép mở phòng khám phụ sản 

Theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, điều kiện để cấp giấy phép mở phòng khám phụ sản là:

- Cơ sở vật chất: 

+ Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động); 

+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; 

+ Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ. 

- Trang thiết bị y tế: 

+ Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở; 

+ Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa; 

+ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký. 

- Nhân lực: 

+ Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây: 

Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở. 

Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản; 

Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở. 

+ Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản; 

Lưu ý: Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

3. Thành phần hồ sơ để thực hiện cấp giấy phép 

Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, thành phần hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này; 

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; 

+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 

+ Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; 

+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này; 

+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này; 

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến phòng khám phụ sản 

Các loại thuế và phí cơ bản khi thành lập phòng khám phụ sản 

1. Các loại thuế và phí cơ bản khi thành lập phòng khám phụ sản 

- Khi thành lập phòng khám phụ sản =>  Thành lập doanh nghiệp => Lệ phí môn bài.

- Thuê địa điểm thành lập phòng khám phụ sản => Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Giấy phép mở phòng khám phụ sản => Lệ phí Nhà nước là 4.300.00 đồng theo Thông tư 11/2020/TT-BTC)

Ngoài ra, tùy một số trường hợp đặc thù mà khi thành lập phòng khám phụ sản sẽ có một số loại thuế, phí khác. 

2. Nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám sản phụ ở đâu 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, nộp hồ sơ tại Sở y tế - nơi phòng khám đặt trụ sở.

3. Thời gian giải quyết là bao lâu 

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, thời hạn giải quyết là 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến phòng khám phụ sản

Trên đây là những thông tin xoay quanh về phòng khám phụ sản. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về phòng khám phụ sản. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968 

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan